Soạn giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10 - Thực Hành Tiếng Việt

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Tiết…: Thực Hành Tiếng Việt sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày dạy:……./…../…..

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

   - Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập nhận biết ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về nhận biết và xác định được ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.   

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nhận diện được của ngữ cảnh trong tình huống GV đưa ra.   

c. Sản phẩm: HS nhận diện được ngữ cảnh của tình huống.  

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS tình huống để HS đọc và thảo luận theo cặp đôi thực hiện các yêu cầu phía dưới:

     Gia đình một đứa bẻ có mời bác hàng xóm sang ăn cỗ. Mâm vỗ bày đặt xong thì chó của gia đình liền sà vào ngồi cạnh mâm cỗ, thằng bé tức quá liền quát: “Chó, cút ngay”.

      Đúng lúc đó bác hàng xóm bước vào, nghe được câu nói ấy của đứa bé bác lẳng lặng ra về.

+ Theo em, tại sao bác hàng xóm lại bỏ ra về?

+ Nếu nắm được hoàn cảnh phát sinh câu nói đó của đứa bé thì bác hàng xóm có thái độ như vậy không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ.   

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Dự kiến sản phẩm:

+ Bác hàng xóm bỏ về vì bác hiều lầm cậu bé gọi mình là “chó” đuổi mình về.

+ Nếu nắm được hoàn cảnh phát sinh câu nói đó của đứa bé thì bác hàng xóm sẽ không có thái độ như vậy. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm HS đã trả lời đúng.

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên, nói sao cho hay, cho đúng, cho người khác hiểu, thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Bài học Thực hành tiếng Việt ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức về ngữ cảnh và xác định nghĩ của từ trong ngữ cảnh đã được giới thiệu ở phần tri thức tiếng Việt nhé!

 

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức ngữ văn về nhận biết ngữ cảnhxác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được các kiến thức cơ bản.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc lại kiến thức về ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh trong mục Tri thức ngữ văn trong SGK trang 97.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc, quan sát, gợi nhớ lại kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS đọc bài. Cả lớp lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

- GV giảng giải thêm: Bây giờ cô cùng các em sẽ cùng nhau củng cố các nội dung kiến thức này bằng cách phân tích các ví dụ trong SGK nhé!

I. Lí thuyết

1. Ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó.

- Ngữ cảnh có thể là một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ.

- Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe.

2. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Trong mỗi ngữ ảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ.

- Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường (nghĩa có trong từ điển) hay được dùng với nghĩa khác.

Xem thêm các bài Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Bộ Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.