Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Câu 3 (Trang 39 SGK) Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” 

Bài Làm:

  • Cụm từ "Rủ nhau" thường sử dụng
    • Khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.
    • Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
    •  Điều mà khiến cho mọi người "Rủ nhau" phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của con người.
  • Địa danh và cảnh trí gợi cho người đọc nhớ đến truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.  Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liêng bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. Qua đó gợi tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
  • Câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”, với giọng điệu tự nhiên, tâm tình, nhắn nhủ là lời khẳng định về công lao to lớn của cha ông ta trong việc xây dựng cơ đồ cho dân tộc. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1 (Trang 39 SGK) Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.
b. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.
c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
d. Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca.

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 39 SGK) Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 39 SGK) Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 39 SGK) Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Câu 6 (Trang 39 SGK) Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.

Xem lời giải

Câu 7 (Trang 39 SGK) Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

Xem lời giải

Luyện tập

Bài tập 1: trang 40 sgk Ngữ Văn 7 tập một

Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao?

Xem lời giải

Bài tập 2: trang 40 sgk Ngữ Văn 7 tập một

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Tìm thêm những câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước 

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người"

Xem lời giải

Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người " 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.