Cách giải bài toán dạng: Nhân hai số nguyên và tính chất của phép nhân hai số nguyên Toán lớp 6

ConKec xin gửi tới các bạn Cách giải bài toán dạng: Nhân hai số nguyên và tính chất của phép nhân hai số nguyên Toán lớp 6 trong chương trình Toán lớp 6. Bài học cung cấp cho các bạn phương pháp giải toán và các bài tập vận dụng. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Thực hiện phép nhân

Phương pháp giải: Vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên để tính và so sánh.

Ví dụ 1: Dự đoán giá trị của x thỏa mãn đẳng thức dưới đây và kiểm tra lại.

a, (-7).x = 77

b, 8.x = -80

c, 9.x = (-12).(-60)

d, (-5).x = (-6).(-10)

Hướng dẫn:

a, (-7).x = 77 

Ta thấy 7.11 = 77 nên dự đoán x = -11. Thử lại: (-7).(-11) = 77

b, 8.x = -80

Ta thấy 8.10 = 80 nên dự đoán x = -10. Thử lại: 8.(-10) = -80

c, 9.x = (-12).(-60)

Ta thấy 9.80 = 720 nên dự đoán x = 80. Thử lại: 9.80 = (-12).(-60)

d, (-5).x = (-6).(-10)

Ta thấy 5.12 = 60 nên dự đoán x = -12. Thử lại (-5).(-12) = (-6).(-10)

2. Vận dụng tính chất của phép nhân

Phương pháp giải:

Để tìm kết quả của phép tính có dấu ngoặc ta có thể thực hiện trong ngoặc trước, rồi thực hiện theo thứ tự nhân chia trước, cộng trừ sau. Cũng có thể áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng rồi mới thực hiện các phép tính theo thứ tự. Tùy theo từng trường hợp ta có thể thực hiện tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân sao cho việc tính toán được thuận tiện nhất.

Ví dụ 2: Tính nhanh:

a, (-49).99

b, (-52).(-101)

Hướng dẫn:

a, (-49).99 = -49.(100 - 1) =  -49.100 + 49.1 = -4900 + 49 = -4851

b, (-52).(-101) = 52.101 = 52.(100 + 1) = 52.100 + 52.1 = 5200 + 52 = 5252

3. Toán tìm x

Phương pháp giải: 

- Một tích số bằng 0 thì ít nhất một thừa số trong tích bằng 0.

Nếu ab = 0 thì a = 0 hoặc b = 0

- Để tìm x sao cho đẳng thức đúng thì cần vận dụng định nghĩa và tính chất của phép nhân, kết hợp với quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.

Ví dụ 3: Tìm số nguyên x, biết:

a, x + x + x + 91 = -2

b, -152 - (3x + 1) = (-2).(-27)

c, |5x + 1| = 11

Hướng dẫn:

a, x + x + x + 91 = -2

$\Leftrightarrow $ 3x + 91 = -2

$\Leftrightarrow $ 3x = -2 - 91

$\Leftrightarrow $ 3x = -93

$\Leftrightarrow $ x = x = -31 

b, -152 - (3x + 1) = (-2).(-27)

$\Leftrightarrow $ -152 - 3x - 1 = 54

$\Leftrightarrow $ 3x = -153 - 54

$\Leftrightarrow $ 3x = -207

$\Leftrightarrow $ x = -69

c, |5x + 1| = 11

$\Leftrightarrow $ 5x + 1 = 11 hoặc 5x + 1 = -11

$\Leftrightarrow $ 5x = 10 hoặc 5x = -12 (loại do x nguyên)

$\Leftrightarrow $ x = 2.

B. Bài tập & Lời giải

1. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng:

a315-4-7  -50
b-6 -13 123 -1000
a.b -45 2136-270 

2.

a, Biểu diễn các số 81, 100, 169 dưới dạng tích của hai số nguyên bằng nhau (các số như vậy gọi là số chính phương).

b, Biểu diễn các số -4, -9, -16, -25 dưới dạng tích của hai số nguyên đối nhau.

Xem lời giải

3. Cho a = -5 và  b = -6. Tính giá trị của biểu thức:

a) $a^{2}-2ab+b^{2}$ và $(a-b)^{2}$;

b) (a+b).(a-b) và $a^{2}-b^{2}$

c) $a^{2}+2ab+b^{2}$ và $(a+b)^{2}$

4. Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa của một số nguyên:

a) (-27).8.(-125).(-64)

b) (-7).8.(-49).(-64).(-1000)

Xem lời giải

5. Tìm số nguyên x biết rằng:

a) |x - 9|.(-8) = -16

b) |4 - 5x| = 24 với x $\leq $ 0

c) |1 - 4x| = 7

d) |2x| + |x - 12| = 60 với x > 12.

6. Tìm số nguyên x biết:

a) x(x - 2) = 0

b) x.(x - 2) > 0

c) x.(x - 2) < 0

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề Toán 6, hay khác: