Câu 1: Anh Tràng nhặt được vợ sau khi:
- A. Gặp gỡ và tìm hiểu nhiều lần
- B. Tìm hiểu kĩ nguồn gốc, lai lịch
-
C. Gặp gỡ 2 lần với mấy câu bông đùa
- D. Bà cụ Tứ làm mối cho con trai mình
Câu 2: Đối với người phụ nữ lạ là "vợ nhặt" của con, bà cụ Tứ có thái độ
- A. lạnh lùng.
- B. khinh bỉ.
-
C. cảm thông, chấp nhận bằng sự thương xót.
- D. xua đuổi, không chấp nhận.
Câu 3: Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
- A. Hiện lên sự tang tóc, đói nghèo trong những năm chiến tranh
- B. Hiện lên sự nghèo túng của làng quê nơi Tràng sinh sống
-
C. cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng.
- D. Hiện lên sự vùng lên kháng chiến của nhân dân
Câu 4: Đề tài của truyện ngắn Vợ nhặt là
- A. viết về người dân lao động sau Cách mạng tháng Tám.
-
B. viết về người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
- C. viết về số phận của người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam.
- D. viết về đời sống nông dân trong xã hội cũ.
Câu 5: Dòng nào sau đây diễn đạt không đúng tâm trạng bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân)?
- A. Ngỡ ngàng và lo âu.
-
B. Sung sướng và mãn nguyện.
- C. Mừng vui và tủi hờn.
- D. Lo âu và hi vọng.
Câu 6: Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là hình ảnh
- A. tiếng trống thúc thuế dồn dập, xoáy vào nỗi tuyệt vọng của mọi người.
- B. đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời.
- C. bữa cháo cám chát đắng, nghẹn ứ trong cổ và nỗi tủi hờn hiện ra trên nét mặt mọi người.
-
D. đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới vẫn ám ảnh trong óc Tràng.
Câu 7: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành
-
A. sau khi hòa bình lập lại (1954)
- B. sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945)
- C. trước Cách mạng tháng Tám (1941)
- D. năm 1962.
Câu 8: Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?
- A. Sung sướng.
- B. Hoảng sợ.
-
C. Ngỡ ngàng.
- D. Lo lắng.
Câu 9: Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là
-
A. cười.
- B. nói luôn miệng.
- C. hát khe khẽ.
- D. mắt sáng lên lấp lánh.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không chính xác về nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân?
- A. Đối với Tràng, có vợ là bước ngoặt của cả cuộc đời: sống quan tâm hơn, lo lắng đến gia đình hơn.
- B. Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch.
-
C. Tràng là người suy tính kĩ càng, cân nhắc thiệt hơn mọi việc rồi mới làm.
- D. Lấy vợ chẳng phải vì tình, chỉ là “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình.
Câu 11: Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, so với các tác phẩm viết về số phận người dân lao động của các nhà văn hiện thực 1930 - 1945
-
A. tiến bộ hơn ở chỗ: nhân vật tuy vẫn đang ở trong hiện thực đói khát, trong tiếng trống thúc thuế dồn dập nhưng ở họ đã hướng niềm tin đổi đời về cách mạng.
- B. khác nhau ở chỗ: người lao động cuối cùng đã tự giải thoát được cho mình thoát khỏi hiện thực đói khát.
- C. tiến bộ hơn ở chỗ: người lao động đã phản kháng bằng cách đoàn kết, chung sức với nhau để lật nhào ách áp bức của phong kiến, địa chủ.
- D. đều giống nhau ở chỗ: số phận người lao động đều rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.
Câu 12: Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ "nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này". Vì sao?
- A. Vì bà sống trong niềm vui choáng ngợp.
- B. Vì bà hạnh phúc quá lớn khi còn mình được có vợ.
-
C. Vì bà cố vui để cho hai con được vui.
- D. Vì bà cụ Tứ vốn tính tình vui vẻ.
Câu 13: Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?
- A. Đời sống của người trí thức nghèo.
- B. Đời sống người nông dân nghèo.
-
C. Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.
- D. Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.
Câu 14: Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?
- A. Chỉ sự liên tiếp.
-
B. Chỉ một đồ vật trong nhà.
- C. Không có ý nghĩa gì
- D. Chỉ một con vật ngoài biển.
Câu 15: Ý nghĩa nhan đề vợ nhặt là
- A. thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945
- B. bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
- C. Thể hiện sự khốn cùng của hoàn cảnh, thân phận con người bị rẻ rúng trong những năm tháng đói kém
-
D. Tất cả đều đúng