Câu 1: Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng của văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi?
- A. Giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- B. Một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Các nội dung của một bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là gì?
- A. Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận
- B. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích
- C. Nêu đánh giá chung về tác phẩm đoạn trích
- D. Tất cả các ý trên
Đọc đề bài và trả lời câu hỏi:
Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan
Câu 3: Nội dung chính cần viết trong đề bài trên là gì?
- A. Đặc sắc về nội dung của truyện ngắn Tinh thần thể dục
- B. Đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Tinh thần thể dục
- C. Đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Tinh thần thể dục
- D. Đặc sắc về một chi tiết trong truyện ngắn Tinh thần thể dục
Câu 4: Thao tác nghị luận nào phù hợp với đề bài trên?
- A. Phân tích, bình luận, giải thích, chứng minh
- B. Phân tích, bình luận
- C. Phân tích, bình luận, bác bỏ
- D. Phân tích, giải thích, chứng minh
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phù hợp để làm luận điểm của đề bài trên?
- A. Đặc sắc của kết truyện
- B. Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện
- C. Đặc điểm của ngôn ngữ của truyện (ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ các nhân vật)
- D. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan
Đọc đề bài và trả lời các câu hỏi
Hãy tìm sự khác nhau về từ ngữ và giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
Câu 6: Thao tác nghị luận chính được dùng khi viết bài văn nghị luận của đề bài trên là gì?
- A. So sánh, giải thích
- B. So sánh, phân tích
- C. Giải thích, chứng minh
- D. Phân tích, chứng minh
Câu 7: Nội dung chính khi viết bài văn nghị luận của đề bài trên là gì?
- A. Sự khác biệt về từ ngữ và giọng văn
- B. Sự khác biệt về cách sử dụng biện pháp tu từ
- C. Sự khác biệt về hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- D. Sự khác biệt về suy nghĩ của hai tác giả.
Câu 8: Những luận điểm nào sau đây phù hợp với bài văn nghị luận của đề bài trên?
- A. Sự khác biệt về từ ngữ trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hạnh phúc của một tang gia.
- B. Sự khác biệt về giọng trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hạnh phúc của một tang gia.
- C. Lí giải về sự khác biệt trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hạnh phúc của một tang gia.
- D. Tất cả các ý trên.
Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 9: Mở bài nào sau đây là phù hợp với đề bài trên?
- A. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà văn xuất sắc, đa phong cách từ làm thơ cho đến viết truyện, ký.Các tác phẩm của Người vừa hiện đại vừa cổ điển, vừa hài hước vừa châm biếm và mang tính nhân văn sâu sắc. Người đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả tiếng Pháp và tiếng Việt. Một trong những tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, truyện ngắn “ Vi hành” là một sáng tác độc đáo nhằm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ XX.
- B. Truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc thực chất châm biếm, đả kích sự bất tài, bù nhìn của vua Khải Định và bản chất bọn mật thám Pháp trong chuyến công du của vua Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ XX. Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm mang tính lịch sử mà Người để lại.
- C. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người có công trên mọi lĩnh vực đời sống từ chính trị, đến văn hóa, xã hội. Người đã ra đi nhưng những gì Người để lại cho chúng ta còn có một giá trị vượt cả thời gian và không gian.
Câu 10: Luận điểm nào sau đây không phù hợp với đề bài trên?
- A. Truyện còn tố cáo chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam và chế độ mật thám ngay trên đất Pháp
- B. Nghệ thuật châm biếm đả kích được Nguyễn Ái Quốc thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.
- C. Nghệ thuật châm biếm tiếp tục được thể hiện qua việc tạo dựng tình huống truyện.
- D. Sự cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong công cuộc cứu nước của dân tộc Việt Nam.