A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành (bút danh là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.
- Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V. Những năm tháng lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông hiểu biêt sâu sắc về Tây Nguyên, để sau khi tập kết ra Bắc ông có đủ vốn hiểu biết viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên. Sau năm 1954, ông còn có những sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc như Rẻo cao (1961).
- Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam và Tây Nguyên.
- Với bút danh Nguyễn Trung Thành ông đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng có tiếng vang lớn trong đời sống lúc bấy giờ như tập truyện và ký Trên quê hương những anh hùng ĐIện Ngọc (1969) và tiểu thuyết Đất Quảng (1971-1974).
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông tiếp tục cóng hiến cho phong tào văn học nước nhà. Ông từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 (ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965), sau đó in trong tập trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc là một trong số tác phẩm nổi tiếng nhất trong các sáng tác của Nguyễn Trung Thành viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- Văn bản trong sách giáo khoa có lược một số đoạn.
Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn học bài
Câu 1: Trang 48 sgk ngữ văn 12 tập 2
Anh (chị) cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:
a) Nhan đề tác phẩm
c) Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác
c) Hình ảnh những ngọn đồi , cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chay tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lai trong tác phẩm.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 48 sgk ngữ văn 12 tập 2
Tác giả vẫn coi "Rừng xà nu" là truyện một đời được kể trong một đêm, hãy cho biết:
a) Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ thì hình tượng đó có gì mới mẻ?
b) Vì sao trong câu truyện bi tráng của Tnú cụ Mết nhắc đi nhắc lại Tnú đã không cứu được vợ con, để rồi khắc sâu vào tâm trí người nghe câu nói: ''Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo"?
c) Câu truyện của Tnú cũng như câu chuyện của làng Xô man nói lên chân lý lớn lao nào của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ?Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được truyền lại cho con cháu?
d) Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 49 sgk ngữ văn 12 tập 2
Theo anh (chị) hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăn khít với nhau như thế nào?
Xem lời giải
Câu 4: Trang 49 sgk ngữ văn 12 tập 2
Nêu và phân tích cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
Xem lời giải
Luyện tập
Bài tập: Luyện tập trang 49 sgk ngữ văn 12 tập 2
Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc của anh chị về đôi bàn tay của Tnú.
Xem lời giải
Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Xem lời giải
Đề bài: Phân tích và cảm nhận về nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành).
Xem lời giải
Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu
Xem lời giải
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Xem lời giải
Đề bài: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Xem lời giải
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Rừng xà nu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.