1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới.
Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai nói với ông lí:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.
- Ồ việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị !
( Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục )
Câu hỏi:
a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin cầu khẩn; ông lí đã đáp lại hành động đó như thế nào?
Trong lượt mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: "Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa". Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp thường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ nhận sự van xin. Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếo sự van xin của bác Phô mà từ chối một cách dán tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: Bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ của đàn bà. Đấy là chứng minh cho tính hàm súc củ câu có hàm ý.
b) Lời đáp của ông lí có hàm ý gì? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
Lời đáp của ông Lí, ngoài việc thực hiện gián tiếp nhưng mạnh mẽ hành động khước từ sự van xin, và mỉa mai thói đàn bà của bác Phô gái, còn có hàm ý thể hiện sự tự đắc, uy quyền của bản thân mình (khác với cách nói tường minh: Không tôi không cho phép). Như vậy D là phương án trả lời đủ ý.
2. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:
Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ:
- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?
- À phải ! Hôm nay mồng ba... giá mình không hỏi tôi thì tôi quên... Tôi phải đi xuống phố.
Từ nhắc khéo:
- Hèn nào mà em thấy người thu tiền sáng nay đã đến...
Hộ sầm mặt lại:
- Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc...tiền nước mắm... còn chịu tất ! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.
(Nam Cao, Đời thừa)
Câu hỏi:
a) Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý khác?
Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là còn có hàm ý: Nhà hết tiền tiêu rồi và nhắc khéo đã đến ngày đi nhận tiền nhuận bút hằng tháng.
b) Câu nhắc khéo (ở lượt lời thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ về điều gì?
Câu nhắc khéo của Từ (lượt lờ thứ hai) thực chất có hàm ý là: nhắc khéo Hộ về việc đến hạn trả tiền thuê nhà.
c) Ở cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn đề " cơm áo gạo tiền". Hãy phân tích tá dụng của cách nói trên.
Cả hai lượt lời, Từ tránh việc nhắc đến vấn đề cơm áo gạo tiền: Bởi vì Từ hiểu Hộ đã phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống: cay đắng xa rời mộng văn chương,sống dằn vặt day dứt giữa mộng tưởng và hiện thực .. Và vấn đề cơm áo là vấn đề tế nhị với Hộ, vì nó, anh đã phải hi sinh nhiều thứ trong đời trai trẻ của mình.Vì thế, Từ nói vậy để tránh gây bực dọc, khó chịu cho chồng.
3. Hãy đọc lại bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào? Hàm ý mang lại tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho tác phẩm văn học?
Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển.
Hàm ý: tình yêu đằm thắm của một người con gái.
Sóng là một tín hiệu thẩm mĩ, những từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu đôi lứa. Hai lớp nghĩa này hoà nguyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ. Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện bằng hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, đặc trưng hàm súc, giàu ý nghĩa.
4. Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ.
Câu D là câu trả lời đúng nhất đó là Tùy vào từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng thể hiện hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh. Thể hiện được sự khéo léo, tế nhị và tính lịch sự trong giao tiếp
5. Chọn cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: '' Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?''
Các câu trả lời có hàm ý cho câu hỏi "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?" là:
Câu: Ai mà chẳng thích? => Tớ thích lắm.
Câu: Hàng chất lượng cao đấy! => Hay lắm, tớ thích.
Câu: Xưa cũ như Trái Đất rồi! => Không thích.
Câu: Ví đem ... chi nhường cho ai? => Xuất sắc, thích.
Bài tập & Lời giải
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thực hành về hàm ý (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.