Câu 1: Truyện Vợ chồng A Phủ đã đạt được giải thưởng cao quý nào sau đây?
- A. Giải nhất - giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- B. Giải nhất - giải thưởng Báo Văn nghệ
- C. Giải nhất - liên hoan văn nghệ toàn quốc
-
D. Giải Nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam
Câu 2: Trong các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào không phải của Tô Hoài?
- A. O Chuột.
- B. Cát bụi chân ai.
- C. Miền Tây.
-
D. Trăng sáng.
Câu 3: Sự kiện nào dưới đây không có trong cốt truyện Vợ chồng A Phủ?
- A. Cha mẹ Mị phải vay nặng lãi của nhà thống lí Pá Tra để làm đám cưới.
- B. Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài.
-
C. Vì món nợ, Mị đã phải khước từ lời cầu hôn của A Phủ.
- D. Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, được giác ngộ cách mạng, trở thành du kích và thành vợ thành chồng.
Câu 4: Ý nghĩa của hình ảnh: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết sương hay là nắng” được Tô Hoài miêu tả là
- A. Qua không gian sống để tô đậm nỗi khổ của nhân vật.
-
B. cho thấy Mị phải sống kiếp tù nhân và mất dần ý thức của con người.
- C. Lên án sự đối sử tàn nhẫn của nhà thống lí đối với Mỵ.
- D. Cho thấy Mị không hề hưởng một chút gì hạnh phúc.
Câu 5: Chi tiết nào không thể hiện sự phản kháng lại kiếp sống tủi nhục của Mỵ?
- A. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc. B. Ngày tết, Mị cũng uống ruợu. Mị lén lấy hũ ruợu, cứ uống ừng ực từng bát.
-
C. Mị không còn tưởng đến Mỵ có thể ăn lá ngón để tự tử nữA.
- D. Mị chuẩn bị để đi chơi xuân.
Câu 6: Ý nào dưới đây nhận xét chưa thỏa đáng về ý nghĩa bức tranh mùa xuân mở đầu cho những đêm tình mùa xuân của Mị?
- A. Đó là một phần nằm ngoài cốt truyện để nhà văn thể hiện những hiểu biết nhiều mặt của hiện thực cuộc sống.
- B. Là một bức tranh thiên nhiên, phong tục, đời sống để nhà văn gửi vào đó lòng mến yêu đất nước và con người Tây Bắc.
-
C. Là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn Mị đang bừng lên một sức sống thanh xuân.
- D. Một không gian nghệ thuật thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả: về sự kì diệu của mùa xuân, về sức mạnh của khát vọng sống.
Câu 7: Dòng nào sau đây là đúng nhất khi nói về tác phẩm “Truyện Tây Bắc”?
- A. Là một truyện ngắn về đề tài miền núi.
- B. Là một tập truyện kí về đề tài miền núi gồm: Cứu đất, cứu mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ.
-
C. Là một tập truyện về đề tài miền núi.
- D. Là một tập truyện về đề tài miền núi gồm các truyện: Truyện Tây Bắc; Cứu Đất Cứu Mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ.
Câu 8: Thông tin nào sau đây không chính xác khi nói về “Truyện Tây Bắc”?
- A. Tác phẩm là kết quả của chuyến thâm nhập cuả Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1953.
- B. Tác phẩm dược hoàn thành năm 1953.
-
C. Tác phẩm đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của dồng bào Thía – Tây Bắc dưới ách phong kiến và thực dân.
- D. Cùng với việc phản ánh về số phận nhân dân, tác phẩm còn tái hiện sinh động bức tranh sinh hoạt va phong tục của Tây Bắc
Câu 9: Chi tiết nào sau đây không có trong hồi tưởng của Mị về hình ảnh đẹp trong cuộc sống quá khứ?
- A. Mị thổi sáo, thổi (kèn) lá rất hay.
- B. Mùa xuân, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.
-
C. Mị có giọng hát rất hay, được nhiều người mê thích.
- D. Có biết bao chàng trai say mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Câu 10: Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng các nhân vật theo kiểu nào
-
A. Nhân vật số phận và tâm trạng.
- B. Nhân vật số phận và tính cách.
- C. Nhân vật tâm trạng.
- D. Nhân vật tâm lí, tính cách và số phận.
Câu 11: Trong truyện “Vợ chồng A Phủ” địa danh Hồng Ngài gắn với sự kiện nào trong dường đời của Mỵ và A Phủ?
- A. Hai người nên vợ nên chồng.
-
B. Hai người bị hành hạ như nô lệ.
- C. Gặp gỡ cách mạng.
- D. Trở thành du kích.
Câu 12: Chi tiết nào không có trong hồi tưởng của Mỵ về hình ảnh đẹp cua cuộc sống quá khứ?
- A. Mỵ thổi sáo giỏi.
- B. Mỵ thổi lá cũng hay như thổi sáo.
-
C. Mỵ có giọng hát ngọt ngào làm bao người say mê.
- D.Bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mỵ.
Câu 13: Trong truyện “Vợ Chồng A Phủ” hình ảnh “nắm lá ngón” được nhắc đến mấy lần?
- A. Một lần.
- B. Hai lần.
-
C. Ba lần.
- D. Bốn lần.
Câu 14: Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ vì lí do nào sau đây?
-
A. Vì Mị nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ
- B. Mị muốn rủ A Phủ cùng bỏ trốn.
- C. Vì A Phủ van xin Mị cởi trói.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng với đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô hoài?
-
A. Màu sắc dân tộc đậm đà, chất thơ chất chữ tình thấm đượm, ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.
- B. thể hiện một sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, giàu tính chính luận triết lí.
- C. Tài hoa uyên bác, ý tưởng sâu sắc, diễn đạt độc đáo, chữ nghĩa giàu có và giàu tính tạo hình.
- D. Văn phong vừa đậm chất trí tuệ vừa hiện đại