Trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương 3: Liên kết hóa học (Phần 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Ôn tập chương 3: Liên kết hóa học (Phần 3) - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

Câu 1: Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tử nguyên tố R (thuộc nhóm VIIA) là 28. Hợp chất của R với hydrogen chứa liên kết

  • A. Cộng hóa trị phân cực.
  • B. Cộng hóa trị không phân cực.
  • C. Ion.
  • D. Cho – nhận.

Câu 2: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho - nhận?

  • A. KCl

  • B. HNO3
  • C. H2O

  • D. Na2O

Câu 3: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng là

  • A. Liên kết cộng hóa trị không cực.
  • B. Liên kết ion.
  • C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
  • D. Liên kết hydrogen.

Câu 4: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

  • A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • B. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
  • C. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • D. Hợp chất ion dễ hóa lỏng

Câu 5: Cho các nguyên tố M (Z = 11), R (Z = 19) và X (Z = 3). Khả năng tạo ion từ nguyên tử tăng dần theo thứ tự

  • A. M < R < X.
  • B. M < X < R.
  • C. X < M < R.
  • D. X < R < M.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tạo thành phân tử carbon dioxide?

  • A. Giữa nguyên tử C và một nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung
  • B. Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị
  • C. Phân tử CO2 có 1 liên kết đôi
  • D. Hai nguyên tử oxygen liên kết một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron

Câu 7: Cho các liên kết sau H – O, N – H, N – F, N – O. Liên kết nào là liên kết phân cực mạnh nhất

  • A. N – O.
  • B. N – H.
  • C. N – F.
  • D. H – O.

Câu 8: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, l2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

  • A. Br2.
  • B. F2.
  • C. Cl2.
  • D. l2.

Câu 9: Nguyên tử Lithium (Z = 3) có xu hướng tạo ra lớp electron ngoài cùng như khí hiếm

  • A. Kr.
  • B. Ne.
  • C. Ar.
  • D. He.

Câu 10: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

  • A. 5.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 11: Trong các phản ứng hóa học, các electron tham gia vào quá trình tạo thành liên kết là

  • A. Chỉ có các electron hóa trị.
  • B. Chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng.
  • C. Tất cả các electron trong lớp vỏ nguyên tử.
  • D. Chỉ có các electron thuộc phân lớp sát ngoài cùng.

Câu 12: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là cho biết độ âm điện của H (2,2), O (3,44), N (3,04), Cl (3,16), Mg(1,31)

  • A. H2O.
  • B. NH3.
  • C. MgCl2
  • D. HCl.

Câu 13: Cấu hình electron của ion S2- là?

  • A. 1s22s22p63s23p2

  • B. 1s22s22p63s23p4

  • C. 1s22s22p63s23p6
  • D. 1s22s22p63s23p5

Câu 14: Liên kết cộng hoá trị là liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

  • A. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
  • B. Một cặp electron góp chung.
  • C. Một electron chung.
  • D. Sự cho - nhận electron.

Câu 15: Lớp electron ngoài cùng bão hòa với

  • A. 8 electron hoặc 2 electron.
  • B. 8 electron.
  • C. 10 electron hoặc 2 electron.
  • D. 18 electron.

Câu 16: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học

  • A. Fluorine.
  • B. Helium.
  • C. Sodium.
  • D. Aluminium.

Câu 17: Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?

  • A. Bán kính nguyên tử
  • B. Lực hút tĩnh điện
  • C. Độ âm điện
  • D. Năng lượng ion hóa

Câu 18: Nhiệt độ sôi của từng chất methane, ethane, propane và butane là một trong bốn nhiệt độ sau: 0°C; - 164°C; - 42°C và - 88 °C. Nhiệt độ sôi - 88 °C là của chất nào sau đây

  • A. Ethane.
  • B. Propane.
  • C. Methane.
  • D. Butane.

Câu 19: Đâu không phải tính chất của hợp chất ion

  • A. Thường là chất rắn.
  • B. Nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi.
  • C. Nhiệt độ nóng chảy cao.
  • D. Có khả năng dẫn điện khi tan trong nước hay khi nóng chảy.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  • A. Ion là phần tử mang điện.
  • B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
  • C. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
  • D. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

Câu 21: Cho các nguyên tố A (ns1), B (ns2), X (ns2np5) đều thuộc chu kì nhỏ. Chọn phát biểu sai:

  • A. A, B đều có xu hướng nhận e
  • B. Liên kết giữa A và X: liên kết ion
  • C. X có xu hướng nhận thêm 1e.
  • D. A và B là kim loại, X là phi kim

Câu 22: Công thức cấu tạo nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 23: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s - s

  • A. Cl2.
  • B. NH3.
  • C. H2.
  • D. HCl.

Câu 24: Số electron và proton trong ion

  • A. 46 và 44.
  • C. 46 và 48.
  • C. 50 và 52.
  • D. 50 và 48.

Câu 25: Liên kết ion

  • A. Có tính bão hòa, có tính định hướng

  • B. Không có tính bão hòa, có tính định hướng

  • C. Không có tính bão hòa, không có tính định hướng
  • D. Có tính bão hòa, không có tính định hướng

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập