NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,045 mol/L, sau 90 giây phản ứng nồng độ Br2 là 0,036 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 90 giây tính theo Br2 là?
- A. 10-2
- B. 10-3
-
C. 10-4
- D. 10-5.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng?
- A. Nhiệt độ
- B. Nồng độ
-
C. Chất xúc tác
- D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 3: Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng nào?
-
A. Nhiệt độ
- B. Nồng độ
- C. Chất xúc tác
- D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 4: Trong các tính chất sau, những tính chất nào chung cho các đơn chất halogen?
- A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
-
B. Phân tử gồm hai nguyên tử
- C. Ở nhiệt độ thường, đều ở trạng thái khí
- D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 5: Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
- A. Phản ứng hóa hợp
- B. Phản ứng thế
- C. Phản ứng phân hủy
-
D. Phản ứng trao đổi.
Câu 6: Trong phản ứng sau: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Chlorine chỉ đóng vai trò chất oxi hoá
- B. Chlorine chỉ đóng vai trò chất khử
-
C. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử
- D. Nước đóng vai trò chất khử.
Câu 7: Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
- A. Ca(OH)2
- B. NaBr
-
C. NaCl
- D. NaOH.
Câu 8: Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là
-
A. 3 và 22
- B. 3 và 18
- C. 3 và 10
- D. 3 và 12.
Câu 9: Cho phản ứng: Fe + Cl2 →X. Công thức hoá học của X là:
-
A. chỉ có FeCl3
- B. chỉ có FeCl2
- C. chỉ có Fe2Cl3
- D. hỗn hợp FeCl2 và FeCl3
Câu 10: Nguyên tắc chung để điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm:
- A. Điện phân nóng chảy các muối halide
- B. Dùng fluorine đẩy clo ra khỏi dung dịch muối
- C. Nhiệt phân các muối giàu chlorine
-
D. Cho các chất oxi hoá mạnh (MnO2 hoặc KMnO4) tác dụng với HCl đặc.
Câu 11: Tổng hệ số cân bằng (hệ số tối giản) của phản ứng: FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 là?
- A. 23
- B. 24
-
C. 25
- D. 26.
Câu 12: Phản ứng của H2 và F2 có thể xảy ra nổ mạnh ngay trong điều kiện tối thiểu nào?
-
A. Ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối
- B. Ánh sáng hoặc to
- C. 200oC, xúc tác Pt
- D. 300oC, xúc tác Pt.
Câu 13: Sản phầm tạo thành khi đun nóng Cl2 trong dung dịch kiềm có chứa muối nào?
- A. KClO
-
B. KClO2
- C. KClO3
- D. KClO4.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Ở điều kiện thường, các halogen tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ
-
B. Ở nhiệt độ cao, iodine thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi
- C. Phản ứng giữa H2 và I2 gây nổ mạnh
- D. Khí chlorine ẩm làm giấy màu chuyển sang màu đỏ.
Câu 15: Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):
a) SO2 + C → CO2 + S
b) 2SO2 + O2 → 2SO3
c) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
d) SO2 + H2S → S + H2O
e) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là?
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 16: Bình chứa làm bằng chất liệu nào sâu đây có thể đựng được dung dịch acid HF?
- A. Thủy tinh
- B. Sắt
-
C. Chất dẻo
- D. Nhôm
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai ?
- A. Độ âm điện của bromine lớn hơn của iodine
-
B. Tính acid của HF mạnh hơn của HCl
- C. Tính khử của HBr mạnh hơn của HCl
- D. Bán kính nguyên tử của chlorine lớn hơn của fluorine.
Câu 18: Hiện tượng thực tiễn nào sau đây không phải phản ứng oxi hóa - khử?
- A. Đốt cháy than trong không khí;
- B. Sắt bị han gỉ;
- C. Sản xuất acid sunfuric;
-
D. Mưa.
Câu 19: Muối nào sau đây không tan trong nước?
- A. Sodium fluoride
- B. Potassium chloride
- C. Silver fluoride
-
D. Silver iodide.
Câu 20: Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?
Cu(OH)2(s)→CuO(s)+HO2(l)ΔrH298 = +9,0kJ
- A. Phản ứng tỏa nhiệt
-
B. Phản ứng thu nhiệt
- C. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt
- D. Không thuộc loại nào.
Câu 21: Phản ứng thu nhiệt là gì?
- A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
-
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
- C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt
- D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Câu 22: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất ở trạng thái nào?
- A. Chất lỏng
- B. Chất rắn
-
C. Chất khí
- D. Cả 3 trạng thái trên.
Câu 23: Chỉ dùng duy nhất một loại thuốc thử là AgNO3 có thể nhận ra tối đa bao nhiêu chất trong các dung dịch sau: NaF, NaCl, NaBr, NaI?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt
- B. ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt
-
C. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít
- D. Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.
Câu 25: Muối ăn được sản xuất bằng phương pháp nào?
-
A. Phương pháp kết tinh
- B. Phương pháp chiết
- C. Phương pháp dùng nam châm
- D. Phương pháp lọc.
Câu 26: Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:
-
A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 6.
Câu 27: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) I2 + NaCl
(b) NaBr + H2SO4 (đặc)
(c) NaF + AgNO3
(d) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc)
(e) KMnO4 + HCl
Số phản ứng hóa học xảy ra là? (Biết các điều kiện có đủ).
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4.
Câu 28: Ứng dụng nào sau đây không phải của muối ăn?
- A. Sản xuất nước muối sinh lí
- B. Cân bằng điện giải, trao đổi chất
-
C. Làm chất phụ gia chống nhòe cho giấy
- D. Bảo quản và chế biến thực phẩm.
Câu 29: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là?
-
A. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử
- B. Có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng
- C. Có xuất hiện hiện sản phẩm là chất khí
- D. Có xuất hiện sản phẩm là chất kết tủa.
Câu 30: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaF 0,1M và NaCl 0,2M. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
-
A. 5,74 gam
- B. 6,69 gam
- C. 8,28 gam
- D. 13,38 gam.
Câu 31: Cho 20 gam dung dịch HCl tác dụng với AgNO3 vừa đủ thì thu được 28,7 gam kết tủa trắng. Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là :
- A. 35,5%
- B. 53,5%
- C. 55,3%
-
D. 36,5%.
Câu 32: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
-
A. Nhận 13 electron
- B. Nhường 13 electron
- C. Nhường 12 electron
- D. Nhận 12 electron.
Câu 33: Cho phản ứng: 2SO2 + O2 ⇄ 2SO3
Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nồng độ của khí SO2 đi 3 lần?
- A. Tăng 3 lần;
- B. Giảm 3 lần;
- C. Tăng 9 lần;
-
D. Giảm 9 lần.
Câu 34: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào xảy ra nhanh?
-
A. Trung hòa acid - base
- B. Sắt bị gỉ
- C. Tinh bột lên men rượu
- D. Thức ăn bị ôi thiu.
Câu 35: Liên kết trong phân tử hydrogen halide (HX) là?
- A. Liên kết ion
- B. Liên kết cho - nhận
-
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực
- D. Liên kết cộng hóa trị không cực;
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở một điều kiện xác định
- B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn
-
C. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một
- D. Biến thiên enthapy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Ở điều kiện thường, hydrogen halide tồn tại ở thể khí, tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch hydrohalic acid tương ứng
-
B. Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi giảm
- C. HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen
- D. Trong dãy hydrohalic acid, hydroiodic acid là acid mạnh nhất.
Câu 38: Cho phản ứng: 2NO+O2→2NO2
Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần khi nào?
-
A. Tăng nồng độ NO lên 2 lần
- B. Tăng nồng độ NO nên 4 lần
- C. Tăng nồng độ O2 lên 2 lần
- D. Tăng nồng độ O2 lên 8 lần.
Câu 39: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì?
- A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ
- B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ
-
C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh
- D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
Câu 40: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?
- A. Nhiệt lượng tỏa ra
- B. Nhiệt lượng thu vào
-
C. Biến thiên enthalpy
- D. Biến thiên năng lượng.