NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học?
- A. Bán kính nguyên tử
- B. Cấu hình electron nguyên tử
- C. Năng lượng ion hóa
-
D. Độ âm điện.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh
- B. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh
-
C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần
- D. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
Câu 3: Khí hiếm nào không có 8 elctron lớp ngoài cùng?
-
A. Helium (He)
- B. Neon (Ne)
- C. Argon ( Ar)
- D. Krypton (Kr).
Câu 4: Theo quy tắc octet, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử nào?
-
A. Khí hiếm
- B. Kim loại nhóm IA
- C. Kim loại nhóm IIA
- D. Nhóm halogen.
Câu 5: Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
- A. Bán kính giảm dần, tính kim loại giảm
-
B. Bán kính tăng dần, tính kim loại tăng
- C. Bán kính tăng dần, tính phi kim tăng
- D. Bán kính giảm dần, tính phi kim giảm.
Câu 6: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
-
A. Bán kính giảm dần, tính kim loại giảm
- B. Bán kính tăng dần, tính kim loại tăng
- C. Bán kính tăng dần, tính phi kim tăng
- D. Bán kính giảm dần, tính phi kim giảm.
Câu 7: Trong tự nhiên, silver có 2 đồng vị, trong đó đồng vị chiếm 56%. Tính số khối của đồng vị còn lại biết nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.
- A. 106
- B. 107
-
C. 108
- D. 109.
Câu 8: Trong tự nhiên, silver có 2 đồng vị, trong đó đồng vị A107g chiếm 56%. Tính số khối của đồng vị còn lại biết nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.
- A. 79
- B. 80
-
C. 81
- D. 82.
Câu 9: Trong phân tử KCl nguyên tử potassium nhường hay nhận bao nhiêu electron?
-
A. Nhường 1 electron
- B. Nhận 1 electron
- C. Nhường 2 electron
- D. Nhận 2 electron.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các hợp chất ion?
-
A. Các hợp chất ion không tan trong nước
- B. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện
- C. Ở trạng thái rắn các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion ở trạng thái rắn thường không dẫn điện
- D. Ở trạng thái nóng chảy các ion có thể di chuyển khá tự do nên hợp chất ion khi nóng chảy dẫn điện.
Câu 11: Liên kết ion được tạo thành do?
- A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác
- B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác
-
C. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu
- D. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion.
Câu 12: Trong các acid sau, acid nào mạnh nhất?
- A. HF
- B. HCl
- C. HBr
-
D. HI.
Câu 13: Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
- A. 2s
-
B. 2d
- C. 3d
- D. 4f.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
-
A. Nguyên tử nhường electron tạo thành anion hoặc nhận electron tạo thành cation
- B. Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu
- C. Liên kết ion thường tạo thành từ các nguyên tử kim loại điển hình và phi kim điển hình, phân tử thu được là hợp chất ion
- D. Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo thành ion đó trong bảng tuần hoàn.
Câu 15: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
- A. H2, HCl, NaCl, FeO
-
B. KCl, Al2O3, NaF, Ba(OH)2
- C. NH3, F2, HI, BaCl2
- D. MgO, CO2, N2, CH4.
Câu 16: Tổng số orbital trong lớp M là?
- A. 4
-
B. 9
- C. 16
- D. 25.
Câu 17: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính base mạnh nhất?
- A. Mg(OH)2
-
B. NaOH
- C. Al(OH)3
- D. Fe(OH)3.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tạo thành phân tử carbon dioxide?
- A. Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị
-
B. Phân tử CO2 có 1 liên kết đôi
- C. Hai nguyên tử oxygen liên kết một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron
- D. Giữa nguyên tử C và một nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung.
Câu 19: Liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2 có số cặp electron chung là
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 20: Tổng số electron tối đa trong lớp M là?
- A. 8
- B. 10
-
C. 18
- D. 32.
Câu 21: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid mạnh nhất?
-
A. HClO4
- B. H2SiO3
- C. H3PO4
- D. H2SO4.
Câu 22: Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái nào?
- A. Rắn
- B. Lỏng
- C. Khí
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính tan của các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị?
- A. Các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực như ethanol, đường,… tan nhiều trong nước
- B. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực như như iodine, hydrocarbon ít tan trong nước
- C. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực tan trong benzene, carbon tetrachloride,…
-
D. Tất cả các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị đều tan trong nước.
Câu 24: Một nguyên tử X có 19 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là?
-
A. 31,768.10-24 g
- B. 31,768.10-26 kg
- C. 31,768.10-27 g
- D. 31,768.10-24 kg.
Câu 25: Nguyên tố nitrogen (N) ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA. Tính chất cơ bản của đơn chất nitrogen là gì?
- A. Tính kim loại
-
B. Tính phi kim
- C. Tính acid
- D. Tính base.
Câu 26: Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1. Tính chất cơ bản của hợp chất hydroxide chứa X là gì?
- A. Tính kim loại;
- B. Tính phi kim;
- C. Tính acid;
-
D. Tính base.
Câu 27: Cho các nguyên tố X, Y Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Các nguyên tố này đều là kim loại;
- B. Các nguyên tố này đều thuộc cùng một chu kì;
- C. Thứ tự giảm dần tính kim loại: X > Y > Z;
-
D. Thứ tự tăng dần tính base: XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3.
Câu 28: Bảng tuần hoàn hiện nay có bao nhiêu cột?
- A. 2
- B. 8
-
C. 18
- D. 32.
Câu 29: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử fluorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4.
Câu 30: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo gồm:
- A. Ô nguyên tố, chu kì
- B. Chu kì, nhóm nguyên tố
-
C. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố
- D. Ô nguyên tố, nhóm nguyên tố.
Câu 31: Liên kết hydrogen có ảnh hưởng như thế nào tới tính chất vật lý của nước?
- A. Không có ảnh hưởng gì
- B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy
- C. Làm tăng nhiệt độ sôi
-
D. Cả B và C đều đúng
Câu 32: Tương tác van der Waals là gì?
- A. Là tương tác tĩnh điện giữa các phân tử
-
B. Là tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực các nguyên tử hay phân tử
- C. Là tương tác giữa các electron trong phân tử
- D. Là tương tác giữa các electron hóa trị trong phân tử.
Câu 33: Tương tác van der Waal có ảnh hưởng gì đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất?
- A. Không có ảnh hưởng gì
- B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy
- C. Làm tăng nhiệt độ sôi
-
D. Cả B và C đều đúng
Câu 34: Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng bao nhiêu lần?
- A. 100 lần
- B. 1 000 lần
-
C. 10 000 lần
- D. 100 000 lần.
Câu 35: Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals như thế nào?
- A. Giảm
-
B. Tăng
- C. Tăng rồi giảm
- D. Giảm rồi tăng.
Câu 36: Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn bromine là chất lỏng?
-
A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals
- B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine
- C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine
- D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.
Câu 37: Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là gì?
- A. Nhóm kim loại kiềm
-
B. Nhóm kim loại kiềm thổ
- C. Nhóm halogen
- D. Nhóm nguyên tố khí hiếm.
Câu 38: Nguyên tố X có Z = 35. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là?
-
A. Ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA
- B. Ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIIA
- C. Ô số 35, chu kì 3, nhóm VIIA
- D. Ô số 35, chu kì 3, nhóm VIIIA.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng về năng lượng ion hóa thứ nhất?
- A. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần thiết để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở thế khí
-
B. Năng lượng ion hóa thứ nhất kí hiệu là I1, đơn vị là kJ.mol
- C. Trong một chu kì, năng lượng ion hóa thứ nhất có xu hướng tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
- D. Trong một nhóm A, năng lượng ion hóa thứ nhất có xu hướng giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A. Các nguyên tử có số electron khác nhau thì có kích thước khác nhau
- B. Trong nguyên tử, số proton bằng số neutron nên nguyên tử trung hòa về điện
- C. Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở vỏ nguyên tử
- D. Hạt nhân có kích thước lớn hơn kích thước nguyên tử.