A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Mặt phẳng
Trang giấy, mặt bảng là hình ảnh của một mặt phẳng.
2. Nữa mặt phẳng
Hình gồm đường thẳng a và một phần của mặt phẳng bị chia cắt bởi a được gọi là nữa mặt phẳng bờ a.
Tính chất: Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai mặt phẳng đối nhau.
Trong hình trên:
Nửa mặt phẳng (I) và nữa mặt phẳng(II) là hai nữa của một mặt phẳng đối nhau có bờ chung là a.
- Hai điêm M,N thuộc nửa mặt phẳng (I) với MN không thuộc a thì đoạn thẳng MN không cắt a.
- Hai điểm M,P thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a với M,P không thuộc a thì đoạn MP cắt a.
3. Tia nằm giữa hai tia
Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy nếu tia Oz cắt đoạn MN tại một điểm nằm giữa M và N(M thuộc Ox, N thuộc Oy và M,N không trùng với O).
Bài tập & Lời giải
Câu 2: Trang 73 - SGK Toán 6 tập 2
Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau hay không?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 73 - SGK Toán 6 tập 2
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng …….
b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi tia Ox cắt ……...
Xem lời giải
Câu 4: Trang 73 - SGK Toán 6 tập 2
Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng a cắt các đoạn thẳng AB, AC và không đi qua A,B,C.
a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a,
b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a hay không?
Xem lời giải
Câu 5: Trang 73 - SGK Toán 9 tập 2
Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM.
Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại?