Câu 1: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
- A. ns2np4.
-
B. ns2p5.
- C. ns2np3.
- D. ns2np6.
Câu 2: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là
- A. cộng hóa trị không cực.
-
B. cộng hóa trị có cực.
- C. liên kết ion.
- D. liên kết cho nhận.
Câu 3: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
- A. F2.
- B. Cl2.
- C. Br2.
-
D. I2.
Câu 4: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :
- A. fluorine.
- B. chlorine.
- C. bromine.
-
D. iodine.
Câu 5: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?
-
A. Chlorine.
- B. Oxygen.
- C. Nitrogen.
- D. Carbon.
Câu 6: Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi …
-
A. Tăng dần.
- B. Không thay đổi.
- C. Giảm dần.
- D. Không có quy luật.
Câu 7: Khi nói về Bromine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất?
- A. Bromine là chất khí, màu đỏ nâu, dễ bay hơi.
- B. Bromine là chất khí màu đỏ nâu, rơi vào da gây bỏng nặng.
- C. Bromine tan trong nước được gọi là nước bromine.
-
D. Bromine là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, độc, rơi vào da gây bỏng nặng, tan trong nước được gọi là nước bromine.
Câu 8: Khi nói về chlorine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất?
-
A. Chlorine là chất khí, màu vàng lục, nặng hơn không khí, rất độc.
- B. Chlorine là chất khí màu vàng lục, nhẹ hơn không khí.
- C. Chlorine là chất lỏng, màu vàng lục, tan trong nước.
- D. Chlorine là chất khí màu vàng lục, không tan trong nước.
Câu 9: Khi nói về iodine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất?
- A. Iodine là chất khí, màu đen tím, nặng hơn không khí.
- B. Iodine là chất khí màu đen tím, nhẹ hơn không khí.
-
C. Iodine là chất rắn, màu đen tím, dễ thăng hoa khi đun nóng.
- D. Iodine là chất rắn màu đen tím, dễ bị bay hơi.
Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về nhóm halogen?
-
A. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm halogen là chất khí ở nhiệt độ phòng.
- B. Các halogen tồn tại ở dạng nguyên tử ở nhiệt độ phòng.
- C. Các halogen không độc, không màu, không tan trong nước.
- D. Halogen tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
Câu 11: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố
- A. không đổi.
- B. tăng dần.
-
C. giảm dần.
- D. không có quy luật chung.
Câu 12: Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?
- A. NaBr.
- B. AgCl.
-
C. AgBr.
- D. HBr.
Câu 13: Tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen trong số các tính chất sau?
- A. đều có tính oxi hoá và tính khử.
- B. đều ở thể rắn ở nhiệt độ thường.
-
C. đều tồn tại ở dạng phân tử X2.
- D. đều tác dụng mạnh với nước, giải phóng khí oxygen.
Câu 14: Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng:
-
A. cấu hình e lớp ngoài cùng.
- B. tính oxi hóa mạnh.
- C. số electron độc thân.
- D. số lớp electron.
Câu 15: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
-
A. Nhận thêm 1 electron.
- B. Nhận thêm 2 electron.
- C. Nhường đi 1 electron.
- D. Nhường đi 7 electron.
Câu 16: Tại sao người ta điều chế được nước chlorine mà không điều chế được nước fluorine?
- A. Vì florine không tác dụng với nước.
- B. Vì florine tạo hợp chất độc khi hoà tan vào nước.
-
C. Vì florine có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.
- D. Vì fluorine không tan trong nước.
Câu 17: Phản ứng hoá học giữa hydrogen và chlorine xảy ra trong điều kiện:
- A. Trong bóng tối, nhiệt độ thường.
-
B. Khi có ánh sáng.
- C. Ở nhiệt độ thấp.
- D. Trong bóng tối, nhiệt độ cao.
Câu 18: Phản ứng giữa I2 và H2 xảy ra ở điều kiện:
- A. ánh sáng, khuyếch tán.
- B. Đun nóng.
- C. 350 – 5000C.
-
D. 350 – 5000C, xúc tác Pt.
Câu 19: Nung 8,1 gam bột aluminum với 38,1 gam iodine, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng (g) aluminum iodide thu được là
-
A. 32,64.
- B. 46,2.
- C. 36,96.
- D. 97,92.
Câu 20: Dẫn 7,437 L khí chlorine (ở đkc) vào bình chứa 4,48 gam iron. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn?
-
A. 13,00 gam.
- B. 32,50 gam.
- C. 48,75gam.
- D. 16,25 gam