Câu 1: Chất khử là chất
-
A. cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
- C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 2: Chất oxi hoá là chất
- A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
- C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
-
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 3: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng
- A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử.
-
B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1.
- C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau.
- D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng.
Câu 4: Trong phản ứng oxi hóa – khử
- A. chất bị oxi hóa nhận electron và chất bị khử cho electron.
-
B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.
- C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
- D. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
- A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
-
B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
- C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
- D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.
Câu 6: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành
- A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu.
- B. chất khử yếu hơn so với chất đầu.
- C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn.
-
D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.
Câu 7: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?
- A. oxide phi kim và base.
- B. oxit kim loại và axit.
-
C. kim loại và phi kim.
- D. oxit kim loại và oxit phi kim.
Câu 8: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :
- A. +1 và +1.
- B. –4 và +6.
-
C. –3 và +5.
- D. –3 và +6.
Câu 9: Số oxi hóa của oxygen trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là :
- A.–2, –1, –2, –0,5.
-
B. –2, –1, +2, –0,5.
- C.–2, +1, +2, +0,5.
- D. –2, +1, – 2, +0,5.
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng :
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của các chất tương ứng là :
- A. 3, 14, 9, 1, 7.
-
B. 3, 28, 9, 1, 14.
- C. 3, 26, 9, 2, 13.
- D. 2, 28, 6, 1, 14
Câu 11: Cho quá trình : Fe2+ → Fe 3++ 1e
Đây là quá trình
-
A. oxi hóa.
- B. khử .
- C. nhận proton.
- D. tự oxi hóa – khử.
Câu 12: Cho quá trình : NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O
Đây là quá trình :
- A. oxi hóa.
-
B. khử.
- C. nhận proton.
- D. tự oxi hóa – khử.
Câu 13: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là :
- A. 0,5.
- B. 1,5.
- C. 3,0.
-
D. 4,5.
Câu 14: Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2 ; H2SO4 ; NO và H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là :
- A. 9 electron.
- B. 6 electron.
- C. 2 electron.
-
D. 10 electron
Câu 15: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
- A. nhường 12 electron.
- B. nhận 13 electron.
- C. nhận 12 electron.
-
D. nhường 13 electron.
Câu 16: Khi Fe3O4 thể hiện tính oxi hoá (sản phẩm khử là Fe) thì mỗi phân tử Fe3O4 sẽ
- A. nhận 1 electron.
-
B. nhường 8 electron.
- C. nhận 8 electron.
- D. nhường 1 electron.
Câu 17: Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã
- A. nhận 1 mol electron.
- B. nhường 1 mol electron.
-
C. nhận 2 mol electron.
- D. nhường 2 mol electron.
Câu 18: Trong phản ứng FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ
- A. nhường (2y – 3x) electron.
- B. nhận (3x – 2y) electron.
-
C. nhường (3x – 2y) electron.
- D. nhận (2y – 3x) electron.
Câu 19: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
- A. bị khử.
-
B. bị oxi hoá.
- C. cho proton.
- D. nhận proton.
Câu 20: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là :
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
- A. chất oxi hóa.
-
B. chất khử.
- C. Acid.
- D. vừa acid vừa khử.
Câu 21: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HCl là :
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
- A. oxi hóa.
- B. chất khử.
- C. tạo môi trường.
-
D. chất khử và môi trường.
Câu 22: Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :
- A. chất oxi hóa.
- B. axit.
- C. môi trường.
-
D. chất oxi hóa và môi trường.
Câu 23: Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là :
Fe3O4 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
- A. chất oxi hóa.
- B. chất khử.
-
C. chất oxi hóa và môi trường.
- D. chất khử và môi trường.
Câu 24: Trong phản ứng dưới đây, chất bị oxi hóa là :
6KI + 2KMnO4 +4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH
-
A. KI.
- B. I2.
- C. H2O.
- D. KMnO4.
Câu 25: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HBr là gì ?
KClO3 + 6HBr → 3Br2 + KCl + 3H2O
- A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
-
B. là chất khử.
- C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
- D. là chất oxi hóa.
Câu 26: Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :
- A. chất xúc tác.
- B. môi trường.
-
C. chất oxi hoá.
- D. chất khử.