Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
- B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
-
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
- D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
Câu 2: Trong phản ứng oxi hóa – khử
- A. chất bị oxi hóa nhận electron và chất bị khử cho electron.
-
B. quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
- C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
- D. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 3: Chất khử là chất
-
A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- B. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
- C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 4: Chất oxi hoá là chất
- A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
- C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
-
D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 5: Cho quá trình Al → Al3+ + 3e, đây là quá trình
- A. khử.
-
B. oxi hóa.
- C. tự oxi hóa – khử.
- D. nhận proton.
Câu 6: Cho quá trình Fe2+ → Fe 3++ 1e, đây là quá trình
-
A. oxi hóa.
- B. khử.
- C. nhận proton.
- D. tự oxi hóa – khử.
Câu 7: Cho quá trình N+5 + 3e → N+2, đây là quá trình
-
A. khử.
- B. oxi hóa.
- C. tự oxi hóa – khử.
- D. nhận proton.
Câu 8: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
- A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
- B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
- C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
-
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 9: Cho phản ứng hoá học: Trong phản ứng trên xảy ra:
-
A. Sự oxi hoá Cr và sự khử O2.
- B. Sự khử Cr và sự oxi hoá O2.
- C. Sự oxi hoá Cr và sự oxi hoá O2.
- D. Sự khử Cr và sự khử O2.
Câu 10: Trong phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hoá?
- A. HCl + NH3 → NH4Cl
- B. HCl + NaOH → NaCl + H2O
- C. HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O
-
D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Câu 11: Cho phản ứng
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
-
A. K2Cr2O7 và FeSO4.
- B. K2Cr2O7 và H2SO4.
- C. H2SO4 và FeSO4.
- D. FeSO4 và K2Cr2O7.
Câu 12: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
Trong phản ứng trên, vai trò của Br2
-
A. là chất oxi hóa.
- B. là chất khử.
- C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
- D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 13: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
- A. chất oxi hóa.
- B. chất khử.
- C. tạo môi trường.
-
D. chất khử và môi trường.
Câu 14: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó, NH3 đóng vai trò
-
A. là chất khử.
- B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
- C. là chất oxi hoá.
- D. không phải là chất khử, không là chất oxi hoá.
Câu 15: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
- A. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
-
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
- C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
- D. CaO + CO2 → CaCO3.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
- A. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
- B. 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O.
-
C. CaCO3 → CaO + CO2.
- D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
Câu 17: Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?
- A. C+ H2 → CH4
- B. 3C + 4Al → Al4C3
-
C. 3C + CaO → CaC2 + CO
- D. C + CO2 → 2CO
Câu 18: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử?
-
A. CaCO3 → CaO + CO2
- B. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
- C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
- D. 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
Câu 19: Cho phương trình hóa học:
aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O
Tỉ lệ a: b là
-
A. 1: 3.
- B. 1: 2.
- C. 2: 3.
- D. 2: 9
Câu 20: Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O
Tỉ lệ a: b là
- A. 1: 1.
- B. 2: 3.
-
C. 1: 3.
- D. 1: 2.