Những giống cây dưa chuột được trồng và yêu thích nhất hiện nay
Bài Làm:
1. Giống dưa chuột bao tử
Dưa chuột bao tử hay còn gọi là dưa leo baby là các giống dưa lai F1 của Nhật, Mỹ, Thái Lan, Hà Lan,… Đây là giống dưa có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất trái cao và chất lượng. Mỗi quả dưa chuột bao tử có kích thước dài 3 – 5cm, trái có màu xanh lá cây và sọc trắng, có vị ngọt và mát.
Đây là giống dưa chuột được trồng phổ biến bởi đặc điểm dễ trồng, ít sâu bệnh và cho thu hoạch nhanh, thời gian cây cho thu trái khoảng 20 – 30 ngày sau khi trồng.
Giống dưa chuột bao tử ưa khí hậu lạnh. Loại đất trồng thích hợp là đất pha cát, đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa, đất tơi xốp, dễ thoát nước, màu mỡ và độ pH = 0,5 – 6,5.
- Thời gian trồng: có thể gieo từ 15/9 đến 10/10. Nhưng tốt nhất là từ 15/9 đến 25/9. Nếu trồng cây dưa trên đất 2 vụ lúa sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn.
- Cách trồng:
- Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ ; nơi chủ động tưới tiêu. Phải làm kỹ.
- Bên luống rộng khoảng 1,1m – 1,2m cao khoảng 30cm. Hạt gieo thành 2 hàng trên luống cách nhau 60cm, gốc nọ cách gốc kia 40cm. Các gốc trên 2 hàng nên bố trí so le nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời.
- Phân bón: Một sào Bắc Bộ (360$m^{2}$) cần phân chuồng ủ mục 7 – 8 tạ, đạm Urê 5 – 6kg, Kali Sunfat 7 – 8kg, Lân 12 – 15kg. Nếu đất chua thêm 20 – 25kg vôi bột.
- Chăm sóc:
- Khi cây có 4–5 lá, lúc dưa mọc tua cuốn thì xới vun kết hợp bón thúc. 25% đạm và kali. Bón thúc cách gốc khoảng 25 cm.
- Cắm giàn cho dưa leo, mỗi gốc cần từ 1–2 cây cắm xéo (hình chữ x, còn gọi là chéo cánh sẻ). Khi cắm giàn cần phải cột chắc, sau đó dùng dây mềm cột ngọn dưa đưa lên giàn - cứ 3–5 ngày cột một lần cho đến khi cây ngừng sinh trưởng (khi đã thu 3–4 lức quả). Khi dưa được 10–12 lá bón lót hết lượng phân đạm, kali còn lại. Tỉa bỏ lá già, lá bệnh, làm sạch cỏ dại để gốc dưa luôn luôn thoáng. Hàng ngày, dùng nước sạch để tưới. Sau mỗi đợt hái qủa nên tưới cho dưa bằng nước phân chuồng đã ủ hoại mục.
2. Giống dưa chuột Nhật Bản
Dưa chuột Nhật bản là giống dưa rất được ưa chuộng hiện nay, giống dưa cho quả rất dài với kích thước từ 30 – 50cm, trái dưa có ruột đặc gần như không có hạt, vỏ xanh đậm có nhiều gai, thịt dưa thơm ngọt và mát dịu, nhiều nước.
Loại giống dưa chuột Nhật có ưu điểm nổi trội là cây cho sản lượng trái và chất lượng trái rất cao mà lại khá dễ trồng và chăm sóc, cây có khả năng kháng bệnh và thích nghi với điều kiện sống tốt. Giống dưa leo này có thể trồng được quanh năm, dưa cho thu hoạch quả 30 – 40 ngày sau khi trồng và thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 1,5 đến 2 tháng sau đó.
- Thời gian trồng: Dưa leo thì có thể trồng dưa leo được quanh năm. Nhưng dưa leo trồng tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 8.
- Cách trồng:
- Hạt giống dưa leo Nhật Bản ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 1 giờ rồi vớt ra để ráo nước, dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho nứt nanh ( trong khoảng 24 giờ) thì đem gieo. Bạn có thể gieo trực tiếp ra ruộng hoặc vào trong khay xốp sau 7 ngày đem cây con ra ruộng trồng.
- Ở vụ Đông Xuân thì bà con lên luống rộng từ 1 - 1.2m, cao 20 - 25cm, Rãnh rộng từ 50 - 70cm để chứa nước. Mỗi một luống trồng hai hàng cách nhau 40 - 50cm, mỗi hốc cách nhau 20 - 25cm, mỗi một hốc gieo từ 1 -2 hạt. Bà con nên gieo thêm hạt vào bầu đất để trồng dặm.
- Vụ hè thu mưa nhiều hơn bà con cần lên luống cao hơn ( 25 - 30cm) Luống rộng khoảng 60 - 70cm, rãnh rộng 50 - 70cm và phải thoát nước tốt. Mỗi một luống trồng 1 hàng các hốc cách nhau 25 - 30cm, mỗi hốc gieo 1 -2 hạt.
- Bón phân: Mỗi 1000 $m^{2}$ bón khoảng 1 - 1,5 tấn phân chuồng mục + 100 kg vôi + 50 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 2 kg HVP Organic + 20 - 30 kg Urea + 20 - 25 kg Kali + 30 – 40 kg Super lân + 30 – 35 kg DAP + 20 – 25 kg NPK (20 – 20 – 15) .
- Chăm sóc:
- Làm giàn: Bà con có thể làm giàn trước hoặc ngay sau khi trồng hoặc khi cây có tua cuốn. Có thể làm giàn bằng che hay bằng lưới nilon, cọc tre cao khoảng 2 - 2.5m cắm theo hình chữ A.
- Khi cây con bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất, trồng dặm những cây bị chết, thường xuyên vắt ngọn 3 - 4 ngày 1 lần giúp cây bò lên giàn tốt, Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ. Ở giai đoạn từ sau khi trồng đến 30 ngày sau trồng khi phát hiện cây bị virut phải nhổ bỏ ngay để tránh lây lan.
3. Giống dưa chuột Thái Lan
Dưa leo Thái Lan là một giống dưa được nhiều người ưa chuộng để trồng. Giống dưa leo Thái cho quả có kích thước dài tầm 18 – 20cm, trái suông có màu xanh mướt.
Dưa chuột Thái Lan có đặc điểm cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch trái nhiều và chất lượng. Giống dưa này có thể trồng được trên các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát với diện tích rộng, hoặc cũng có thể trồng tại nhà trong các thùng xốp, xô chậu,… Thời gian gieo trồng có thể thu hoạch sau 30 ngày.
- Thời gian trồng: Ở miền Bắc gieo vụ hè tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Gieo hạt vụ đông cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12. Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng tư đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7.
- Cách trồng:
- Trước khi tiến hành gieo hạt, bạn tiến hành ngâm hạt trong nước ấm khoảng 5 – 6 tiếng, sau đó vớt ra và rửa sạch, ủ trong khăn ấm qua đếm. Khi hạt nứt sẽ đem ra gieo.
- Bỏ đất vào chậu, gieo hạt trực tiếp lên đất. Sau khi gieo, rải một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước tạo độ ẩm cho đất, giúp hạt nhanh nảy mầm.
- Bón phân: NPK hoặc phân chuồng ủ hoai mục.
- Chăm sóc:
- Thời gian đầu, bạn nên đặt cây trong bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm. Chú ý chuột và các loại côn trùng gây hại đến hạt.
- Tưới nước: Cung cấp nước hàng ngày vào sáng sớm và chiều mát. Thời điểm thích hợp nhất là vào buổi sáng, không nên tưới vào buổi tối sẽ làm tăng độ ẩm của đất, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Làm giàn cho cây: Dưa chuột có giàn sẽ tăng năng suất, giảm sâu bệnh. Bạn có thể làm giàn bằng thép hoặc tre. Giàn tốt sẽ góp phần làm tăng năng suất từ 20 - 30%.
- Phòng trừ sâu bệnh: Trồng dưa chuột tại nên hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Vệ sinh đất trồng, chăm sóc kỹ sẽ giúp cây phát triển tốt, phòng chống sâu bệnh hiệu quả.
4. Giống dưa chuột Shiraz
Giống dưa chuột Shiraz có đặc điểm nổi trội hơn các giống dưa chuột phổ biến khác là trái có vỏ mỏng, độ giòn và vị ngọt mát hơn các giống dưa chuột khác. Dưa cho trái thon dài, kích thước mỗi trái dưa chuột giòn tầm 16 – 18 cm, quả có màu xanh đậm có sọc và gân nỗi.
Loại giống dưa chuột Shiraz ưa trồng ở điều kiện thời tiết nắng ấm, đất phì nhiêu. Việc trồng dưa chuột giòn hiện nay đang trở nên phổ biến vì đây là giống dưa rất dễ trồng và chăm sóc, khả năng chống chọi bệnh và thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết.
- Thời gian trồng: ở miền Bắc có thể trồng được 3 vụ một năm, trong đó vụ xuân là vụ chính nhất, ngoài ra còn có vụ hè và vụ đông. Miền Nam được trồng vào cuối tháng 4 hoặc nếu không là đầu háng 5.
- Cách trồng:
- Đất cần được lên luống và bón phân chuồng hoai mục. Bởi vì bộ rễ của dưa chuột giòn hơi kém nên bạn cần làm đất thật tơi xốp, chọn đất chứa nhiều dinh dưỡng để gieo trồng.
- Nếu bạn muốn gieo trồng vào vụ xuân - vụ chính thì cần ủ hạt giống dưa chuột, cho nứt mầm. Hạt cần được gieo sâu xuống dưới đất khoảng 1 - 1,5 cm để nhanh bén rễ. Khi gieo xong thì phủ một lớp đất mỏng lên trên, tiến hành tưới ẩm cho đất.
- Bón phân: Một sào Bắc Bộ (360$m^{2}$) cần phân chuồng ủ mục 7 – 8 tạ, đạm Urê 5 – 6kg, Kali Sunfat 7 – 8kg, Lân 12 – 15kg. Nếu đất chua thêm 20 – 25kg vôi bột.
- Chăm sóc:
- Xới vun: Thực hiện 2-3 lần, ở thời kỳ cây có 2-3 lá thật, khi cây có 4-5 lá thật và khi cây có tua cuốn thì vun gốc cho dưa leo.
- Làm giàn: Khi cây có tua cuốn cần làm giàn kịp thời, nếu thực hiện khâu này chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
- Tưới nước: Sau khi gieo, nếu thấy đất thiếu độ ẩm đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống hoặc tưới nước và giữa hai hàng. Khi cây trưởng thành cần giữ ẩm thường xuyên, dưa leo là cây không chịu hạn, đất thiếu ẩm thân, lá còi cọc, ra hoa, ra trái muộn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.