Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí sunfuro. Đây là một chất khí độc, có mùi hắc gây ho, là một trong các khí gây ra hiện tượng mưa axit

Bài tập 3: Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí sunfuro (SO2). Đây là một chất khí độc, có mùi hắc gây ho, là một trong các khí gây ra hiện tượng mưa axit.

a, Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b, Tính thể tích khí SO2 tạo ra và thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh ( biết các khí đo ở đktc; trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích)

Bài Làm:

a, Phương trình hóa học:

$S+O_{2}\overset{t^{o}}{\rightarrow}SO_{2}$

b, $n_{S}=\frac{3,2}{32}=0,1$ (mol)

Theo phương trình hóa học: 1 mol S tác dụng với 1 mol O2 tạo ra 1 mol SO2

$\Rightarrow$ 0,1 mol S tác dụng với 0,1 mol O2 tạo ra 0,1 mol SO2

Thể tích khí SO2 tạo ra là: $V_{SO_{2}}=22,4.0,1=2,24 (l)$ 

Thể tích khí O2 cần dùng là: $V_{O_{2}}=22,4.0,1=2,24 (l)$ 

$\Rightarrow$ Vkk = 2,24 : 20% = 11,2 (l)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Khoa học tự nhiên 7 bài 7: Tính theo công thức và phương trình hóa học

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 7, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 7, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.