Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Cảm ứng ở sinh vật

Sau đây, ConKec sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 11: Cảm ứng ở sinh vật - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 7,trang 59". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

1. Thí nghiệm

- Chạm tay vào lá cây trinh nữ, quan sát và ghi lại hiện tượng.

- Sau 5 phút, dùng đầu bút hoặc thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ, quan sát và ghi lại hiện tượng.

2. Ví dụ: Khi nóng con người có phản ứng toát mồ hôi.

Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau:

a, Vì sao lá cây trinh nữ cụp lại khi ngón tay chạm vào?

b, Vì sao con người có phản ứng toát mồ hôi khi nóng?

Xem lời giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thí nghiệm

a, Chuẩn bị: 1 con giun đất và 1 chiếc kim nhọn

b, Tiến hành

- Đặt thẳng con giun đất

- Dùng kim nhọn châm nhẹ và các vị trí khác nhau trên cơ thể giun đất (đầu, giữa, đuôi)

- Quan sát và ghi lại hiện tượng

c, Câu hỏi thảo luận

- Hãy mô tả phản ứng của giun trong thí nghiệm trên

- Vì sao giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị châm kim?

Xem lời giải

2. Đọc các thông tin sau và cho biết:

a, Cảm nhận ở sinh vật là gì?

b, Hãy cho biết kích thích trong thí nghiệm về giun đất ở trên là gì?

c, Hãy thay kim nhọn bằng đũa thủy tinh và lặp lại thí nghiệm, so sánh với kết quả ở thí nghiệm trên?

Xem lời giải

B. Hoạt động luyện tập

1. Em hãy cho biết tác nhân kích thích và hình thức phản ứng trong các ví dụ ở phần A (hoạt động khởi động) là gì? 

Bảng 11.2.  Một số hình thức phản ứng ở sinh vật

Ví dụTác nhân kích thíchHình thức phản ứng
1  
2  
3  

Xem lời giải

2. Hãy lấy ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật, chỉ ra tác nhân kích thích trong các ví dụ đó bằng cách hoàn thành bảng 11.3.

STTVí dụ cảm ứngTác nhân kích thích
1Hiện tượng bắt mồi ở cây nắp ấm 
2Người đi đường dừng lại trước đèn đỏ 
3  
4  
5  

Xem lời giải

3. Thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm tại nhà: em hãy đặt một chậu cây ở cạnh cửa sổ.

Sau 1-2 tuần mang chậu cây đến lớp

a, Hãy thảo luận với các bạn trong nhóm: Sự sinh trưởng của chậu cây có gì khác nhau với những cây đặt ngoài trời? Giải thích vì sao?

b, Hãy so sánh kết quả thí nghiệm của nhóm mình với các nhóm khác, giải thích.

c, Hãy cho biết kích thích và hình thức phản ứng của cây trong thí nghiệm này là gì?

Xem lời giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Cách thành lập 1 phản xạ có điều kiện: Muốn thành lập một phản xạ có điều kiện, ta cần thực hiện lần lượt 3 bước sau:

- xác định mục tiêu của phản xạ muốn thành lập

- tìm kích thích đặc trưng có hiệu quả cao

- kết hợp nhiều lần các kích thích không điều kiện và không điều kiện

a, Hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hình thành cho bản thân mình các thói quen tốt: dạy sớm, bỏ rác đúng nơi quy định,...

b,  Hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hình thành các phản xạ có điều kiện cho các loài vật nuôi trong nhà: ăn đúng giờ, đi vệ sinh đúng nơi quy định, ....

Xem lời giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Hãy tìm hiểu một số dạng cảm ứng của thực vật

- tính hướng sáng

- tính hướng đất

- cảm ứng đối với sự va chạm

- cảm ứng theo nhiệt độ

2. Viết đoạn văn mô tả các dạng cảm ứng của thực vật em đã tìm hiểu.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 7, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 7, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.