Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 13: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG (T7)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết được các hiện tượng truyền ánh sáng:
+ Hiện tượng ánh sáng truyền thẳng
+ Hiện tượng phản xạ ánh sáng
+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Nêu được khái niệm nguồn sáng, vật sáng, tia sáng, chùm sáng.
- Nêu được quy luật truyền ánh sáng:
+ Định luật truyền thẳng của ánh sáng
+ Định luật phản xạ ánh sáng
+ Định luật khúc xạ ánh sáng
- Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi khám phá trong học tập, nghiên cứu khoa học.
- Thái độ
- Yêu thích môn khoa học tự nhiên.
- Có ý thức học tập đúng đắn.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó. Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý các kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. Giải thích được các hiện tượng vật lí.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.
II. TRỌNG TÂM
- Sự truyền thẳng của ánh sáng
- Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Sách hướng dẫn học môn KHTN.
* Các bộ thiết bị theo yêu cầu của bài học:
- Ba tấm bìa cứng, trên mỗi tấm có một lỗ thủng nhỏ, đèn pin
- Bộ thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- 1ống nhựa hở hai đầu, một ống hở 1 đầu bên trong có gắn một bóng đèn
- Tấm bìa chắn, màn hứng sáng, 3 bóng đèn pin
- Bộ thí nghiệm về sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
* Học liệu cho bài học phiếu đánh giá hoạt động nhóm
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||||
Giáo viên yêu cầu học hoạt động cá nhân làm bài tập: Câu 1: Một điểm sáng S đặt trước gương như hình vẽ: Vẽ tia tới SI cho ta tia phản xạ đi qua R. R .
S .
Câu 2: Hãy so sánh hiện tượng phản xạ ánh sáng và hiện tượng khúc xạ ánh sáng? HS – HS: Kiểm tra chéo. GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tiến hành làm thí nghiệm như trong hình GV: Tổ chức rút kinh nghiệm. |
C. Hoạt động luyện tập Câu 1: Câu 2:
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài 6 trong SHD/82.
HS – HS: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV Giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài 2 trong SHD/83.
HS: Thực hiện nhiệm vụ
- Sản phẩm nộp vào tiết sau.