Giáo án VNEN bài Mở đầu (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Mở đầu (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 1: MỞ ĐẦU (T2)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Lập được kế hoạch thực hiện trong hoạt động học tập.

- Ghi chép, thu thập được các số liệu quan sát và đo đạc.

- Phân tích và giải thích được các số liệu quan sát, đánh giá kết quả.

  1. Kĩ năng

- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập.

- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn khoa học tự nhiên. Tạo hứng thú lòng say mê khoa học

- Có ý thức học tập đúng đắn.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý các thông tin từ các nguồn khác nhau. Đặt ra những câu hỏi về sự kiện vật lý.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Sách hướng dẫn học môn KHTN.

*Các bộ thiết bị theo yêu cầu của bài học:

- Các máy móc: Kính hiển vi, kính lúp, bộ hiển thị dữ liệu,...

- Mô hình, mẫu vật: Trang ảnh, băng hình KHTN 7,...

- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn và giá đun,...

- Dụng cụ đo nhịp tim: Bộ ống nghe hoặc máy đo huyết áp điện tử.

- 3 mảnh kẽm, giấy ráp, cân điện tử

- Học liệu cho bài học: Phiếu đánh giá hoạt động cá nhân và phiếu đánh giá hoạt động nhóm .

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

          A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu các dụng cụ có trong sách KHTN7.

HS: Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, thảo luận nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ.

Tổ chức cho HS:

+ Hoàn thành bảng 1.1 SHDH

+ Liệt kê được một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hóa chất độc hại

+ Nêu được các quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm KHTN 7

HS: Quan sát một số dụng cụ, thiết bị, mẫu mà giáo viên phát cho

-  Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 1.1.

- Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành mục 2 và 3 sau đó thảo luận chung cả lớp.

Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.

GV chốt lại kiến thức.

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

II. BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, MẪU HỌC TẬP MÔN KHTN 7

1, Bảng 1.1

STT

Tên dụng cụ, thiết bị và mẫu

Cách sử dụng

 

1

Các máy móc:

+ Kính hiển vi

+ Kính lúp

+Bộ hiển thị dữ liệu

+

 

2

Mô hình, mẫu vật thật:

+Tranh ảnh

+ Băng hình KHTN 7

+

 

3

Dụng cụ thí nghiệm:

+ Ống nghiệm

+ Giá để ống nghiệm

+ Đèn cồn và giá đun

+

 

2, Dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hóa chất độc hại

3, Nêu quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm KHTN 7

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân tập cách sử dụng một số dụng cụ có trong phòng thí nghiệm

HS: Điền vào phiếu học tập. Kiểm tra chéo.

C. Hoạt động luyện tập

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS về nhà tự làm một số dụng cụ có trong sách KHTN 7.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.