Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 17: SỰ LAN TRUYỀN VÀ PHẢN XẠ ÂM
Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (T3)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Nêu được các môi trường mà âm có thể truyền qua và nhận xét được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau.
– Nêu được biểu hiện của âm phản xạ. Nhận biết được những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém.
– Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang. Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
– Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
– Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
– Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kĩ năng
– Đề xuất các phương án thí nghiệm để nghiên cứu sự lan truyền âm trong các môi trường không khí, chất lỏng, chất rắn.
– Lắp ráp, tiến hành thí nghiệm chính xác, nhanh. Biết quan sát, thu thập và xử lí thông tin phù hợp với mục đích của thí nghiệm. Biết rút ra được các nhận xét từ kết quả thí nghiệm.
– Vận dụng được kiến thức về sự lan truyền và phản xạ âm giải thích một số hiện tượng trong đời sống tự nhiên.
- Thái độ
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác.
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập.
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.
- Năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
4.2. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Sự lan truyền âm
- Phạn xạ âm – tiếng vang
- Ô nhiễm tiếng ồn
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
– Các bộ thí nghiệm đã nêu ở tài liệu HDH KHTN 7.
– Các Phiếu học tập dùng cho các nhóm hoạt động học.
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|||||||||
GV: chuẩn bị một số hình ảnh khác nhau về ô nhiễm tiếng ồn. GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình ảnh và suy nghĩ, trả lời các câu hỏi có những âm thanh nào có thể làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sức khỏe con người? |
A. Hoạt động khởi động |
||||||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||||||||
GV yêu cầu HS đọc thông tin và điền vào bảng 17.2 (HDH KHTN 7). HS trình bày kết quả của mình, các HS khác bổ sung nếu cần thiết để thống nhất. GV – HS: Chốt kiến thức. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức III- Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
|
||||||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, thảo luận nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||||||||
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi 4 HS: Đại diện HS lên trình bày. GV: Thông báo đáp án đúng |
C. Hoạt động luyện tập Câu 4: Tất cả các trường hợp đều ô nhiễm tiếng ồn. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm làm câu 3, câu 4 SHD/105 tìm hiểu chống ô nhiễm tiếng ồn.
HS: Thực hiện nhiệm vụ. Đại diện nhóm trình bày.
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu mục 3 SHD/ 107.