Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
CHỦ ĐỀ 5. ÂM THANH
BÀI 16: NGUỒN ÂM. ĐỘ CAO VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM (T1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
– Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
– Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm.
– Nhận biết được âm cao (bổng), âm thấp (trầm), âm to, âm nhỏ và nêu được ví dụ.
– Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
- Kĩ năng
– Quan sát các hình ảnh, hiện tượng trong tự nhiên tìm ra được đặc điểm chung của các nguồn âm khi phát ra âm.
– Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết.
- Thái độ
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác.
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập.
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.
– Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. TRỌNG TÂM
- Nguồn âm; Âm và dao động của vật
- Độ cao và độ to của âm
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
– Các bộ thí nghiệm đã nêu ở tài liệu HDH KHTN 7.
– Các Phiếu học tập dùng cho các nhóm hoạt động học.
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|||
GV yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. – Có thể dùng thêm nhiều hình ảnh khác nhau bằng tranh ảnh, hay bằng máy chiếu. – Các vật phát ra âm thanh hằng ngày các em thường gặp trong đời sống, nên ngoài các hình ảnh đó ra, GV có thể yêu cầu HS tự kể thêm một số âm thanh khác nhau nữa. |
A. Hoạt động khởi động |
||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm hình 16.2, 16.3 trong tài liệu HDH KHTN 7 theo nhóm và rút ra nhận xét. HS: Thảo luận nhóm, tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào vở. GV hướng dẫn HS các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi : + Gọi đại diện của một nhóm trình bày kết quả làm một thí nghiệm và trả lời câu hỏi tương ứng. + HS cả lớp theo dõi câu trả lời, nhận xét và bổ sung. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Nguồn âm - Thí nghiệm 1: H16.2 - Thí nghiệm 2: H16.3
|
||
GV tổ chức cho HS đọc thông tin và làm thí nghiệm hình 16.4 trong tài liệu HDH KHTN 7 theo nhóm và rút ra nhận xét. Trong quá trình các nhóm tiến hành thí nghiệm, GV tới quan sát, hỗ trợ các em. GV cũng có thể quan sát, đánh giá một số nhóm, một số HS về cách tiến hành và một số kĩ năng cụ thể. GV hướng dẫn HS các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi : + Gọi đại diện của một nhóm trình bày kết quả làm một thí nghiệm và trả lời câu hỏi tương ứng. + HS cả lớp theo dõi câu trả lời, nhận xét và bổ sung. |
2. Âm và vật dao động của vật Số dao động trong một giây gọi là tần số dao động của vật. Đơn vị: Hz ( Héc) |
||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời câu 1, 2. HS: Đại diện nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm. |
C. Hoạt động luyện tập Câu 1: Bởi vì khi ta gõ mạnh vào âm thoa, mặt trống thì mặt trống, âm thoa dao động mạnh hơn, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to. Câu 2: Bởi vì khi ta kéo mặt trống và thả tay ra thì làm cho mặt trống dao động nên phát ra âm thanh. Để tạo ra âm thanh khác nhau ta chỉ cần kéo mặt trống ở các mức, lực khác nhau. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cá nhân câu 1.
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà viết bài tìm hiểu bộ phận phát âm từ cơ thể người. (SHDH)
- Sản phẩm nộp vào tiết sau.