Giáo án ngữ văn 8: Bài Hai chữ nước nhà

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hai chữ nước nhà. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết:
Văn bản:
Đọc thêm: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trần Tuấn Khải)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
- Nắm được sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
2. Kĩ năng
- Biết Đọc - Hiểu một đoạn thơ khái thác đề tài lịch sử.
- Cảm thụ được những cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Trân trọng những giá trị nghệ thuật, tư tưởng yêu nước của các tác giả.
* Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác Hồ
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)

- GV yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài về nhà.
- G nhận xét thái độ chuẩn bị bài của cả lớp, yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: đàm thoại, nghiên cứu clip.
- Kĩ thuật: trình bày một phút.
G chiếu clip về xã hội Việt Nam những năm đầu của thế kỉ 20.
? Em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn clip trên?
Sau khi H trình bày, G dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’)
- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. I. Hướng dẫn giới thiệu chung:

? Em hãy nêu một số nét khái quát về tác giả Trần Tuấn Khải?
HS: Trình bày.
GV: Trần Tuấn Khải là một nhà thơ yêu nước. Thơ ông thường lưu hành công khai (hợp pháp) cho nên nội dung yêu nước thường phải biểu hiện một cách kín đáo để có thể vượt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp. Thơ ông thường mượn đề tài lịch sử để kí thác tâm sự yêu nước của mình và thường rất thành công trong cách thể hiện này.
? Kể tên những tác phẩm chính của ông?
HS: Trả lời theo SGK trang 161 1. Tác giả
- Trần Tuấn Khải ( 1895 - 1938)
- Bút hiệu: Á Nam.
- Quê ở Nam Định.

G giới thiệu 1 số tác phẩm của tác giả:

? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
H trình bày.
G chốt. 2. Tác phẩm
- Đoạn trích gồm 36 câu, trích phần đầu của bài thơ "Hai chữ nước nhà".
Hoạt động 2: Đọc, chú thích, tìm hiểu kết cấu bố cục, phân tích văn bản. II. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản
Hướng dẫn H đọc: Khi đọc cần chú ý cảm xúc của đoạn thơ, khi nuối tiếc tự hào, khi căm uất, khi xót xa.
- Nhịp : Song thất đọc 3/ 2/ 2
Lục bát đọc 2/ 2/ 2 hoặc 4/ 4
GV: đọc mẫu từ đầu -> lời cha khuyên
HS 1 đọc tiếp...sau đó mà
HS 2 đọc phần còn lại
- 3 HS đọc -> Nhận xét, cho điểm.
GV: Hướng dẫn H tìm hiểu chú thích. 1. Đọc, chú thích
? Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
HS:
+ 2 cặp thất + 1 cặp lục bát tạo thành một khổ ( không hạn định).
+ Vần: Tiếng cuối của câu thất trên vần với tiếng thứ 5 của câu thất dưới, tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát
? Cảm xúc bao trùm của đoạn thơ này là gì?
HS: Là lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh đau thương nước mất nhà tan. Nó nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa đau đớn.
? Xác định bố cục của đoạn trích?
HS:
+ P1: từ đầu -> lời cha khuyên => Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn.
+ P2: tiếp...sau đó mà =>Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
+ P3: còn lại=> thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ?
HS: Giọng điệu lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán. 2. Kết cấu - bố cục :
- Thể thơ: Song thất lục bát
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 3 phần
+ P1: 8 câu thơ đầu
+ P2: 20 câu tiếp
+ P3: 8 câu thơ cuối

? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
HS:
? Em có nhận xét gì về các nhan đề chữ "nước", chữ "nhà" theo quan niệm ngày xưa?
HS:
? Cái nào là chính, cái nào là phụ?
? Chỉ ra mối quan hệ giữa chúng?
HS:
? Hãy liên hệ với nhân vật và sự kiện lịch sử để giải thích hai chữ "nước, nhà"?
GV: Bổ sung, khắc sâu kiến thức. 3. Hướng dẫn phân tích
3.1. Nhan đề của bài thơ
Hai chữ nước nhà
- Nhà: đạo hiểu của người con
- Nước: tung với vua với nước. Mối quan hệ mật thiết gắn bó của chữ trung và chữ hiếu.
- Khi tổ quốc lâm nguy chữ trung được đặt lên cao

? Đọc diễn cảm lại 8 câu thơ đầu?
? Cảnh vật thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?
HS: Trình bày.
? Những từ ngữ: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu.. gợi cho em cảm giác gì?
HS: Trình bày.
? Đây có phải chỉ hoàn toàn cảnh thật hay phóng đại?
HS:
GV: Đây là nơi tận cùng của đất nước. Đối với cuộc ra đi không trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đay là điểm cuối cùng để rồi vĩnh biệt với Tổ quốc, quê hương, chỉ còn vài bước chân nữa thôi trong khoảnh khắc thôi. Bởi vậy cái nhìn ngoái lại “trời Nam” như để khắc ghi hình bóng thân quen vào sâu thẳm tâm trí người đi. Nhưng buồn thay hình ảnh cuối cùng ấy của Tổ quốc lại là “cõi giờ nam gió thả đìu hiu” là hình ảnh đất nước đang bị ngoại xâm giày xéo.
? Nhận xét về cảnh vật nơi đây?
GV: Tâm trạng của người cha đã phủ lên cảnh vật một mau tang tóc thê lương. Không khí ấy không phải chỉ là của thời Nguyễn Phi Khanh mà còn là không khí của đất nước vào những năm 20 cảu thế kỉ XX.
? Trong bối cảnh ấy hoàn cảnh của hai cha con như thế nào?
GV: Vô cùng éo le, nghiệt ngã. : Cha bị bắt giả sang Trung Quốc không có ngày trở lại. Con muốn đi theo cha để phụng dưỡng cho tròn đạo hiếu. Nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để trả thù nhà đền nợ nước.
? Trong bối cảnh đau thương như vậy, tâm trạng của người cha ra sao?
? Hình ảnh:
+ Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước”
+ Thân tàn lần bước dặm phơi
+ Tầm tã châu rơi..
Gợi cho em suy nghĩ và liên tưởng gì?
HS: Trình bày.
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nhằm diễn tả tốt nội dung?
GV: ......
? Trong bối cảnh và tâm trạng ấy lời khuyên của người cha có ý nghĩa ntn?
GV: Có ý nghĩa như lời trăng trối-> Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh khiến người con phải khắc cốt ghi xương-> một lời dặn nhẹ nhàg mà trĩu nặng tâm tư. 3.1. Cuộc chia tay và tâm trạng của người cha
* Bối cảnh không gian:
- Nơi biên ải xa xôi ảm đạm, heo hút
+ Mây sầu
+ Gió thảm
+ Hổ thét, chim kêu.

- Nơi cuối cùng để vĩnh biệt Tổ quốc quê hương.

-> Cảnh vật được bao phủ một màu tang tóc chia li, thê lương heo hút, ảm đạm-> Thảm cảnh nước mất nhà tan..

* Hoàn cảnh của hai cha con
- Éo le, nghiệt ngã

* Tâm trạng của người cha
- Đau đớn xót xa
+ Hạt máu nóng
+ Thân tàn lần bước dặm phơi
+ Tầm tã châu rơi

-> Nhiệt huyết yêu nước

=> Cách nói nhân hoá, ẩn dụ, ước lệ phù hợp với văn cảnh

=> Gợi không khí trang nghiêm, thiêng liêng như lời trối trăng của người cha già căn dặn người con vì thù nước mà tạm gác tình riêng thật xúc động biết bao..

? Đọc phần hai? Nêu nội dung của đoạn?
? Tình cảm yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
GV: Thể hiện qua nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất, nhà tan. Hoá thân vào nhân vật Nguyễn Phi Khanh- một nạn nhân vong quốc ( mất nước) đang đi đến chỗ chết để miêu tả hiện tình đát nước và kể tội quân xâm lược.
? Người cha đã nói với con điều gì? Vì sao?
GV : Nhắc đến lịch sử dân tộc hào hùng
Giống Lạc Hồng hoàng thiên đã định
Giống Lạc Hồng xua nay kém gì
-> Khích lệ con
? Điều đó cho thấy tình cảm gì ở người cha?
- Niềm tự hào về truyền thống dân tộc, về những tấm gương cao đẹp hiệp nữ đã xả thân vì Tổ quốc
? Tiếp theo người cha đã kể tội ác của giặc Minh như thế nào?
- Than vận nước... dễ còn thương đâuqua các hình ảnh: Bốn phương khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con
-> Gợi hình ảnh một đất nước đang bị giặc ngoại xâm giày xéo thương tâm. Tất cả tạo nên một lời tố cáo đanh thép trong nỗi căm giận không cùng
? Trước cảnh đất nước như vậy tình cảm của người cha ra sao?
- Đau xót : Thảm quốc vong kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi đất khóc giời than. Thương tâm dòng giống lầm than nỗi này.
GV: Tác giả sử dụng một loạt hình ảnh , từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh , sâu sắc của người cha trước cảnh nước mất nhà tan. Giọng thơ trở nên lâm li thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm. Mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng.
? Nỗi đau xót của người cha được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ:
Con ơi ! Càng nói càng đau
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà
HS : Người cha đau đớn thốt lên một nỗi niềm lo lắng ( Tế độ : Cứu vớt chúng sỉnha khỏi bể khổ). Lo cho tương lai của dân tộc-> Đó là một nỗi đau thiêng liêng, cao cả vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước kinh đông cả trời đất khiến cho đất khóc giời than
? Nhận xét về NT của đoạn thơ ? Tác dụng?
? Những lời lẽ nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc sâu sắc nào trong lòng người cha?
- Niềm xót thương vô hạn trước tình cảnh đất nước
- Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc
? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả?
- Cảm xúc của người cha chính là cảm xúc của tác giả Nguyễn Tuấn Khải. Từ tình cảnh đất nước thời giặc Minh xâm lược. Trần Tuấn Khải đã mượn để diễn tả cảnh đất nước đầu thế kỉ XX và gửi gắm cảm xúc , tấm lòng yêu nước của mình vào đó một cách thầm kín. 3.2. Hiện trạng đất nước trong cảnh đau thương tang tóc
* Tâm sự yêu nước của tác giả
- Thể hiện qua nỗi lòng của người cha qua nỗi lòng của người cha trong cảnh nước mất nhà tan

- Người cha nhắc nhở đến lịch sử hào hùng của dân tộc
-> Niềm tự hào về dân tộc

- Kể tội ác của giặc gây ra cảnh nước mất nhà tan

=> Giọng thơ thống thiết, nghệ thuật nhân hoá
=> Nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất núi sông. đó cũng là tình cảm của tác giả trước tình cảnh đất nước đầu thế kỉ XX.

? Đọc phần cuối văn bản ? Nêu nội dung của đoạn?
? Người cha nơi đến sự bất lực của mình như thế nào? Nói vậy nhằm mục đích gì?
GV: Trao gửi nhiệm vụ trọng trách cho con. Người cha đã đặt vào đó chữ “cậy” với bao niềm hi vọng tin tưởng
- Ẩn sau lời nói của cha với con là những lời tâm sự thiết tha sâu kín, là lời nhắn nhủ chân thành của Á Nam - Trần Tuấn Khải với mọi người đương thời.
3. 3. Thế bất lực của ngươì cha và lời trao gửi cho con.
- Thế bất lực của người cha: tuôỉ già, sức yếu, bị bắt, không làm được gì cho đất nước.
- Khích lệ con, trao gửi trọng trách gánh vác non sông

Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật. 4. Hướng dẫn tổng kết

? Hãy khái quát giá trị nội dung và ý nghĩa nổi bật của bài thơ?

? Hãy khái quát giá trị nghệ thuật ?
- Thể thơ song thất lục bát
- Giọng điệu trữ tình thống thiết
- Hình ảnh nhân hoá
- Từ ngữ, hình ảnh ước lệ có sức truyền cảm mạnh mẽ
? Qua đó mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào?
GV: Tác giả mượn một câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc yêu nước của mình và khích lệ lòng yêu nước ý chí chiến đấu của đồng bào.
H đọc ghi nhớ. 4.1. Nội dung- ý nghĩa:
* Ý nghĩa: Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
4.2. Nghệ thuật
- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Thể thơ truyền thông, phong phú về nhịp điệu.
- Giọng điệu trữ tình thống thiết.

4.3. Ghi nhớ : sgk
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
Mục tiêu: củng cố kiến thức.
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động 4: Luyện tập III Luyện tập
? Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ? Những từ ngữ hình ảnh có tính chất ước lệ sáo mòn: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc…Nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ bởi cảm xú chân thành mãnh liệt vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải đau thương của nhân vật lịch sử vừa tác động đến lòng yêu nước của mọi người thời hiện tại.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: động não
? Suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước hiện nay?
H chia sẻ.
G đưa ra cách lí giải.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy.
- Phương pháp: thuyết trình.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.

HS vẽ sơ đồ tư duy.
GV nhận xét buổi học.
Hướng dẫn HS về nhà (2’)
* Đối với bài cũ:
Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích bài thơ: Hai chữ nước nhà.
* Đối với bài mới:
Chuẩn bị bài mới: Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ...
- Sưu tầm những bài thơ bảy chữ
- Làm được bài thơ bảy chữ.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 8, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm