Giáo án ngữ văn 8: Bài Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết:
Tiếng Việt:
DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHẤM
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thấy được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Nắm được cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết.
- Vận dụng được kiến thức giải quyết các bài tập.
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Biết sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn dấu hai chấm đúng ngữ pháp.
- Có ý thức học tập, tự giác, tích cực.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG.
- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc.
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập), Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
8A1
8A2
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

G

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
Gv chiếu câu sau lên bảng:
"Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học."
(Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh)
Chỉ ra những dấu câu đặc biệt trong câu trên

Vậy người ta sử dụng dấu :, () ở trong để làm gì? Công dụng của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: tìm hiểu dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu trường hợp điển hình, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tìm hiểu về dâu ngoặc đơn. I. Dấu ngoặc đơn
G

H

G
H

G
H
G

H GV: Treo( Chiếu) bảng phụ ghi ví dụ SGK.
? Đọc to, rõ VD trên bảng.
? Dấu ngoặc đơn trong những ví dụ đó được dùng để làm gì?
HS: a. giải thích để làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ( Những người bản xứ”-> giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích có tác dụng nhấn mạnh.
b. Dùng để thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh-> giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.
c. Dùng để bổ sung thông tin về năm sinh (701), năm mất(762) của Lí Bạch và cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào ( Tứ Xuyên).
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn đi thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? Vì sao?
HS: Không, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phân cung cấp thông tin thêm, chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản.
? Như vậy dấu ngoặc đơn có công dụng như thế nào?
? Đọc ghi nhớ SGK/ T134.
GV: Lưu ý thêm: Có khi dấu ngoặc đơn còn được sử dụng với dấu (?) để tỏ ý hoài nghi; dấu ( !) tỏ ý mỉa mai; dấu(?!) vừa tỏ ý mỉa mai vừa tỏ ý hoài nghi.
Bài tập nhanh: Bảng phụ
? Phần nào sau đây có thể cho vào dấu ngoặc đơn? Tại sao ?
a/ Nam, lớp trưởng lớp 8A, có giọng hát rất hay.
b/ Bộ phim “Em bé Hà Nội”, do nghệ sĩ Lan Hương đóng vai chính, rất hay.
c/ Mùa xuân, mùa đầu tiên của 1 năm, cây cối xanh tươi. 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T134
Dấu ngoặc đơn dùng để

a. Giải thích “Họ” là người bản xứ

b. Thuyết minh một loài động vật mà tên nó dùng để gọi tên một con kênh.

c. Bổ sung thông tin về năm sinh và mất của Lí Bạch và Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

-> Dấu ngoặc đơn dùng để:
+ Giải thích
+ Thuyết minh
+ Bổ sung thêm.

2. Ghi nhớ: SGK/ T134

Hoạt động 2: tìm hiểu về dấu hai chấm(10p
II. Dấu hai chấm.

? Đọc to, rõ ví dụ mục II- SGK /T 135
? Trong VD a, dấu hai chấm được dùng để làm gì?
HS: Dùng để đánh dấu (báo trước ) lời đối thoại( của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn)
? Trong VD b, dấu hai chấm dùng để làm gì?
HS: Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người kia).
? Dấu hai chấm trong VD c dùng để làm gì?
HS: Dùng để giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
? Có thể bỏ phần trong dấu hai chấm được không?
HS: Không, vì sẽ mất đi một phần nghĩa cơ bản, câu không hoàn chỉnh về nghĩa.)
? Dấu hai chấm có công dụng gì?
Trình bày.
? Đọc ghi nhớ SGK/ T135.
* Bài tập nhanh: Thêm dấu 2 chấm vào câu sau cho đúng ý định người viết:
a) Người Việt Nam nói “Học thày không tày học bạn”.
b) Nam khoe với tôi rằng “hôm qua nó được điểm 10”.
Gv chốt kiến thức 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T135
- Dấu hai chấm
a. Đánh dấu lời đối thoại

b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

c. Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.

-> Dấu 2 chấm:
+ Đứng trước lời đối thoại
+ Lời dẫn trực tiếp
+ Giải thích.

2. Ghi nhớ: SGK/ T135

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Phương pháp: PP vấn đáp, PP hoạt động nhóm.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân, nhóm.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo..
G
G

H
G

Hoạt động 3: Luyện tập (13p)
GV: Hướng dẫn H làm bài tập
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân;
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong các trường hợp sau?
- HS lên bảng làm
- HS ở dưới nhận xét  nhận xét chốt đúng sai...
- GV nhận xét

Bài tập 2: Hoạt động cá nhân.
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau?
- HS lên bảng làm
- HS ở dưới nhận xét  nhận xét chốt đúng sai...
- GV nhận xét

Bài tập 3: Hoạt động nhóm ( 4 nhóm)
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động theo các nhóm trả lời từng câu hỏi.
(Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
? Có thể bỏ dấu hai chấm trong các trường hợp sau được không?
? Trong đoạn trích này tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
Đại diện nhóm trình bày kết quả
G: Nhận xét, bổ sung...
Bài tập 4: Hoạt động cá nhân
? Quan sát các câu sau và trả lời các câu hỏi
? Có thể thay dấu chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?

? Nếu viết là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao?

Bài tập 5: Đọc đoạn văn chép của bạn học sinh
? Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?
? Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là bộ phận của câu không?

? Dựa vào văn bản “Bài toán dân số” hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế gia tăng dân số trong đó có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Hình thức:
+ Viết một đoạn văn 5-6 câu
+ Có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Nội dung:
+ Gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới, là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và lạc hậu.
+ Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình
+ Phải làm tốt kế hoạch hoá gia đình để hạn chế gia tăng dân số. II. Luyện tập

Bài tập 1/ T136
a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: Tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.
b. Đánh dấu phần thuyết minh  người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c.
+ Vị trí 1: Đánh dấu phần bổ sung...
+ Vị trí 2: Đánh dấu phần thuyết minh.
Bài tập 2/ T136
a. Đánh dấu phần giải thích cho ý: Họ thách nặng quá.
b. Đánh dấu lời đối thoại và phân thuyết minh nội dung mà Dế choắt khuyên Dế mèn.
c. Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào?
Bài tập 3/ T136
+ Được, nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu 2 chấm không được nhấn mạnh bằng.
+ MĐ: Đánh dấu phần thuyết minh Tiếng Việt có nhiều nét đặc sắc, đẹp, hay...

Bài tập 4/ T137
- Được, vì khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi. Nhưng phần trong ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.
- Không thể vì trong câu này vế “Động khô và động nước “ không thể coi là thuộc phần chú thích
Bài tập 5/ T137
- Sai, vì dấu ngoặc đơn cũng như ngoặc kép bao giờ cũng dùng thành cặp
- Không phải là bộ phận của câu
-> là một câu.
Bài tập 6/ T137

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy bài học.
- Phương pháp: thuyết trình
- Kĩ thuật: động não, trình bày.
?Có thể bỏ dấu : và dấu ( ) trong đoạn văn dưới đây được không? Vì sao?Trong vă bản này, tác gải sử dụng nhắm mục đích gì?
Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng anh hút thuốc thì người ở gần anh cũng hít phải luồng khói độc...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho S quan sát tranh để đoán nội dung.
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.

GV: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy bài học. Em hãy vẽ một bức tranh với chủ đề: Không nên hút thuốc lá vì thuốc lá có hại cho sức khỏe

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Đối với bài cũ:
- Học kĩ nội dung bài học
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
* Đối với bài mới: “Đề văn thuyết minh…”
- Đọc kĩ bài và trả lời câu hỏi sgk.
+ Tìm hiểu cac đề văn thuyết minh SGK Tr 137,138
+ Đọc văn bản “Xe đạp” và trả lời các câu hỏi TR 139.
+ Tìm hiểu đề văn thuyết minh: đề nêu lên điều gì? Đối tượng thuyết minh? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những gì?
+ Đọc bài văn và chỉ ra đối tượng thuyết minh, bố cục, phương pháp thuyết minh trong bài.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 8, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm