Giáo án ngữ văn 8: Bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết:

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
- Nắm được các từ ngữ địa phương ở tỉnhGV: Các em đã đọc bài ở nhà và học tiết 1 của văn bản Chiếc lá cuối cùng, hãy tưởng tượng và vẽ lại hình ảnh chiếc lá ấy vào tập
HS: thực hiện
GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài
Để xem chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật Giôn-xi, cô và các con sẽ tìm hiểu phần cuối của truyện

2. Kĩ năng
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân ra quyết định dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ ngữ địa phương.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ.
4. Thái độ: Yêu thích và sử dụng đúng vốn từ địa phương kết hợp từ ngữ toàn dân. Nâng cao ý thức tìm hiểu truyền thống văn hoá của quê hương.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng
Lớp Sĩ số (vắng)

Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’):
2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
2.2. Kiểm tra nội dung bài
* Câu hỏi:
A. Trắc nghiệm
Khoanh vào một chữ cái đầu dòng câu trả lời đúng để trả lời các câu hỏi sau:
1. Tình thái từ là gì?
A. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật.
B. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
D. Cả A, B, C đều đúng.
2. Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý điều gì?
A. Tính địa phương.
B. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Không được sử dụng biệt ngữ.
D. Phải có sự kết hợp với các trợ từ.
3. Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?
A. Thầy mệt ạ ?
B. Các em đừng khóc.Trưa nay các em được về nhà cơ mà.
C. Chúng em chào cô ạ.
D. Thôi, chúng mình đi đi !
4. Ý nghĩa của tình thái từ in đậm trong câu sau là gì?
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
A. Biểu thị sự động viên ,an ủi.
B. Biểu thị sự thân mật,hài lòng.
C. Biểu thị sự thuyết phục.
D. Biểu thị sự cầu khiến.
B. Tự luận:
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) trong đó có những câu đối thoại sử dụng tình thái từ nghi vấn và tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. Gạch chân những tình thái từ đó. Cho biết tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
*Yêu cầu
- 2 hs lên bảng
+ 1hs làm bài tập trắc nghiệm
+ 1hs viết đoạn văn
A. Trắc nghiệm
1. C 2. B 3. D 4. A
B. Tự luận
- Đoạn văn: nội dung hay, có ý nghĩa: 3 điểm
- Có hai tình thái từ theo yêu cầu: 2 điểm
- Chỉ ra sắc thái tình cảm của tình thái từ: 1 điểm
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.

GV kiểm tra phần giao bài tập ở nhà của HS
- Sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt.
VD1:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm
VD2:
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ.
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ.
VD3:
Một mình mình, một nồi to
Cơm vừa chín tới vùi tro má cười
VD4:
Bà bủ nằm ổ chuối khô
Bà bủ không ngủ bà lo bời bời.
Ngoài từ ngữ toàn dân dùng phổ biến, rộng rãi trong giao tiếp, mỗi địa phương, vùng miền lại có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: ôn tập lại kiến thức
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,...

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘ DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Nhắc lại những kiến thức cơ bản về từ ngữ địa phương:
? Thế nào là từ ngữ địa phương?
H Trình bày.

? Hãy chỉ ra một vài sự khác biệt cơ bản về mặt ngữ âm giữa các địa phương?
H Trình bày.

? Chỉ ra sự khác biệt về từ vựng?
H Trình bày.
*GV: Từ ngữ địa phương thường được dùng ở một vùng, miền nào đó trên lãnh thổ Việt Nam. Nó có một số khác biệt với từ ngữ toàn dân nhưng vẫn có thể hiểu được trên cơ sở đối chiếu với từ ngữ toàn dân.

I. Từ ngữ địa phương
1. Sự khác biệt về ngữ âm
Phụ âm đầu, thanh điệu
a, Bắc bộ:
- Lẫn các cặp phụ âm l/n; d/r/gi; s/x; tr/ch.
b, Nam Bộ:
- Lẫn các cặp phụ âm v/d ; n/ng ; c/t.
c, Nam Trung Bộ, Nghệ Tĩnh:
- Lẫn các thanh điệu: hỏi/ngã, sắc/hỏi, ngã/huyền.
2. Sự khác biệt về từ vựng.
- Từ ngữ địa phương có những đơn vị mà từ ngữ toàn dân không có.
VD: Sầu riêng, măng cụt, mãng cầu, chôm chôm...
- Từ ngữ địa phương có các đơn vị song song tồn tại với từ ngữ toàn dân.
VD: Vô - vào, ba - bố, ghe - thuyền, ngái - xa, ...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: củng cố kiến thức
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...

Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập:
1. Lập bảng đối chiếu
Bảng phụ
(Gọi HS lên bảng trình bày theo thứ tự)
STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ địa phương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 cha
mẹ
ông nội
bà nội
ông ngoại
bà ngoại
bác (anh trai của cha)
bác (vợ anh trai của cha)
chú (em trai của cha)
thím (vợ em trai của cha)
bác (chị gái của cha)
bác (chồng chị gái của cha) bố, thầy, ba, tía…
má, bầm, u, bu…
ông

ông cậu
bà cậu
bác
bác
chú
thím, cô
bác, cô, bá
bác

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Nêu yêu cầu bài tập ?
- HS làm việc cá nhân.
Ví dụ: Cha - thầy; bác - bá; mẹ - bu, má
(GV cho HS sưu tầm theo nhóm - lên bảng trình bày)
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi nhóm bàn.
- H trả lời, nhận xét.

- GV ghi VD vào bảng phụ.
- H: trao đổi thảo luận, trả lời. 2. Sưu tầm 1 số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.
3. Thơ ca có từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt (Từ ngữ địa phương nếu có)
* Ca dao, tục ngữ, thành ngữ:
- Sẩy cha theo chú, sẩy mẹ bú dì
- Con dại cái mang
- Con chị nó đi, con dì nó lớn
- Mấy đời bánh đúc .... Chồng
Thật thà như thể lái trâu
Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng
* Thơ ca:
- Bầm ơi (Tố Hữu)
- Bà bủ (Tố Hữu) : Bà bủ không ngủ bà nằm.
Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù
- Bà má Hậu Giang (Tố Hữu)
Ở đây sóng gió bất kì
Má ơi, má ở làm chi 1 mình
* Bài tập bổ sung:
? Những từ in đậm trong câu ca dao sau có phải là từ địa phương không?
1. Năng mưa thì giếng năng đầy.
Anh năng đi lại thì thầy năng thương.
2. Anh thương em răng nỏ muốn thương
Sợ lòng Bác mẹ như sương khóa rồi.
3. Lục bình bát giác cắm các bông hường
Má anh kén dâu, anh thì kén vợ, đạo cang thường sẽ ra sao?
Tài liệu tham khảo:
1. Anh em như thể tay chân
2. Chị ngã em nâng
3. Chú cũng như cha
4. Phúc đức tại mẫu
5. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
6. Quyền huynh thế phụ
7. Con chị nó đi, con dì nó lớn
8. Anh em đánh nhau đằng cán chứ không đánh nhau đằng lưỡi.
9. Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới.
10. Dì ruột thương cháu
Chẳng may mất mẹ cháu còn cậy trông
11. Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
12. Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng
Chị em bất ngãi, ta đừng chị em
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: hợp tác...
? Khi dùng từ địa phương cần chú ý gì ? (Mang đặc tính vùng miền)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung.
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
? Em hãy kể một số từ ngữ địa phương.......... mà em biết?

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Học bài cũ:
- Lập bảng thống kê các từ ngữ địa phương tương đương với các từ ngữ toàn dân.
- Sưu tầm và chép lại những bài thơ, bài văn, đoạn văn hay có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, phân tích để thấy được tác dụng của những từ này trong tác phẩm.
* Chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 8, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.

Xem Thêm