Giải câu 1 trang 152 sách toán VNEN lớp 7 tập 1

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 152 sách toán VNEN lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.

a) Chứng minh rằng AM = AN.

b) Kẻ BH vuông góc với AM (H thuộc AM), kẻ CK vuông góc với AN (K thuộc AN). Chứng minh HM = KN;

c) Chứng minh $\bigtriangleup BHA = \bigtriangleup CKA$;

d) Gọi O là giao điểm của BH và CK. Hỏi $\bigtriangleup OBC$ là tam giác gì? Vì sao?

e) Khi $\widehat{A} = 60^{\circ}$ và BM = CN = BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và cho biết OBC là tam giác gì.

f) Chứng minh rằng AO $\perp $ BC.

Bài Làm:

Giải câu 1 trang 152 sách toán VNEN lớp 7 tập 1

a) Xét $\bigtriangleup ABM$ và $\bigtriangleup ACN$ có:

AB = AC (giả thiết);

$\widehat{ABM} = \widehat{ACN}$ (hai góc kề bù với hai góc bằng nhau);

BM = CN (giả thiết);

$\Rightarrow $ $\bigtriangleup ABM = \bigtriangleup ACN$ (c.g.c)

$\Rightarrow $ AM = AN (hai cạnh tương ứng).

b) Xét $\bigtriangleup HBM$ và $\bigtriangleup KCN$ vuông tại H và K có:

BM = CN (giả thiết);

$\widehat{BMH} = \widehat{CNK}$ (hai góc tương ứng);

$\Rightarrow $ $\bigtriangleup HBM = \bigtriangleup KCN$ (cạnh huyền – góc nhọn);

$\Rightarrow $ HM = KN (hai cạnh tương ứng);

c) Xét $\bigtriangleup HBA$ và $\bigtriangleup KCA$ vuông tại H và K có:

AB = AC (giả thiết);

AH = AK (hiệu của những đoạn thẳng bằng nhau);

$\Rightarrow $ $\bigtriangleup HBA = \bigtriangleup KCA$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông);

d)

$\bigtriangleup HBM = \bigtriangleup KCN$ (câu b) $\Rightarrow $ $\widehat{HBM} = \widehat{KCN}$ (hai góc tương ứng).

Lại có:

+$\widehat{HBM} = \widehat{CBO}$ (hai góc đối đỉnh);

+$\widehat{KCN} = \widehat{BCO}$ (hai góc đối đỉnh);

$\Rightarrow $ $\widehat{CBO} = \widehat{CBO}$.

$\Rightarrow $ $\bigtriangleup OBC$ là tam giác cân tại O.

e)

Tính số đo các góc của $\bigtriangleup AMN$:

Khi $\widehat{A} = 60^{\circ}$ thì $\bigtriangleup ABC$ là tam giác đều.

$\Rightarrow $ $\widehat{ABM} = \widehat{ACN} = 120^{\circ}$ (các góc kề bù với các góc có số đo là $60^{\circ}$.

Khi BM = CN = BC thì $\bigtriangleup ABM$ và $\bigtriangleup ACN$ là các tam giác cân tại B và C có góc ở đỉnh là $120^\circ$

Mặt khác: Theo câu a) $\bigtriangleup AMN$ cân tại M.

$\Rightarrow $ $\widehat{AMN} = \widehat{ANM} = \frac{180^{\circ} – 120^{\circ}}{2} = 30^{\circ}$.

Số đo $\widehat{MAN}$ là: $180^{\circ} – 2\times 30^{\circ} = 120^{\circ}$.

$\bigtriangleup OBC$ là tam giác cân (theo câu d) có $\widehat{CBO} = \widehat{HBM} = 90^{\circ} – 30^{\circ} = 60^{\circ}$ nên là tam giác đều.

f) Gọi I là giao điểm của AO và BC.

Xét $\bigtriangleup AOH$ và $\bigtriangleup AOK$ vuông tại H và K có:

AO chung;

AH = AK (theo phần c: $\bigtriangleup HBA = \bigtriangleup KCA$);

$\Rightarrow $ $\bigtriangleup AOH = \bigtriangleup AOK$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông);

$\Rightarrow $ $\widehat{HAO} = \widehat{KAO}$ (hai góc tương ứng) hay $\widehat{IAB} = \widehat{IAC}$.

Xét $\bigtriangleup ABI$ và $\bigtriangleup ACI$ có:

AB = AC (giả thiết);

$\widehat{IAB} = \widehat{IAC}$ (cmt);

AI chung;

$\Rightarrow $ $\bigtriangleup ABI = \bigtriangleup ACI$ (c.g.c)

$\Rightarrow $ $\widehat{AIB} = \widehat{AIC}$ (hai góc tương ứng).

Mà $\widehat{AIB}$ và $\widehat{AIC}$ là hai góc kề bù.

$\Rightarrow $ $\widehat{AIB} = \widehat{AIC} = 180^{\circ} : 2 = 90^{\circ}$.

Hay AO $\perp $ BC.

Xem thêm các bài Toán VNEN 7 tập 1, hay khác:

Để học tốt Toán VNEN 7 tập 1, loạt bài giải bài tập Toán VNEN 7 tập 1 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.