A. B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1. a) Điền vào các ô trống trong bảng dưới đây:
Lũy thừa | Cơ số | Số mũ | Giá trị của lũy thừa |
2$^{3}$ | |||
3$^{5}$ | |||
5$^{2}$ |
Trả lời:
Lũy thừa | Cơ số | Số mũ | Giá trị của lũy thừa |
2$^{3}$ | 2 | 3 | 8 |
3$^{5}$ | 3 | 5 | 243 |
5$^{2}$ | 5 | 2 | 25 |
b) Đọc kĩ nội dung sau
- Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu $x^{n}$, là tích của n thừa số (n là một số tự nhiên lớn hơn 1).
$x^{n}$ đọc là x mũ n, hoặc x lũy thừa n, hoặc lũy thừa bậc n của x; x được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.
c) Điền vào các ô trống trong bảng dưới đây và đối chiếu kết quả với bạn:
Lũy thừa | Cơ số | Số mũ | Giá trị của lũy thừa |
$(\frac{4}{5})^{n}$ | ... | ... | $(\frac{4}{5})^{n}$ = $\frac{...^{n}}{...^{n}}$ |
$(\frac{...}{...})^{...}$ | ... | ... | $(\frac{-3}{4})^{n}$ = $\frac{(...)^{n}}{...^{n}}$ |
$(\frac{5}{-7})^{n}$ | ... | ... | $(\frac{5}{-7})^{n}$ = $\frac{...^{n}}{(...)^{n}}$ |
(-0,5)$^{3}$ | ... | ... | ... |
Trả lời:
Lũy thừa | Cơ số | Số mũ | Giá trị của lũy thừa |
$(\frac{4}{5})^{n}$ | $\frac{4}{5}$ | n | $(\frac{4}{5})^{n}$ = $\frac{4^{n}}{5^{n}}$ |
$(\frac{...}{...})^{...}$ | $\frac{-3}{4}$ | n | $(\frac{-3}{4})^{n}$ = $\frac{(-3)^{n}}{4^{n}}$ |
$(\frac{5}{-7})^{n}$ | $\frac{5}{-7}$ | n | $(\frac{5}{-7})^{n}$ = $\frac{5^{n}}{(-7)^{n}}$ |
(-0,5)$^{3}$ | -0,5 | 3 | -0,125 |
2. a) Điền kết quả vào ô trống trong bảng sau:
Phép tính | Kết quả |
3$^{7}$.3$^{2}$ | |
5$^{9}$.5$^{7}$ | |
2$^{11}$ : 2$^{8}$ | |
5$^{8}$ : 5$^{5}$ |
Trả lời:
Phép tính | Kết quả |
3$^{7}$.3$^{2}$ | 3$^{9}$ |
5$^{9}$.5$^{7}$ | 5$^{16}$ |
2$^{11}$ : 2$^{8}$ | 2$^{3}$ |
5$^{8}$ : 5$^{5}$ | 5$^{3}$ |
b) Đọc kĩ nội dung sau
- Tích của hai lũy thừa cùng cơ số là một lũy thừa của cơ số đó với số mũ bằng tổng của hai số mũ:
$x^{m}$.$x^{n}$ = $x^{m+n}$.
- Thương của hai lũy thừa cùng cơ số khác 0 là mọt lũy thừa của cơ số đó với số mũ bừng hiệu của hai số mũ:
$x^{m}$ : $x^{n}$ = $x^{m-n}$ ($x\neq 0, m\geq n$).
c) Thực hiện các phép tính sau:
(-3)$^{2}$.(-3)$^{3}$; $(\frac{2}{3})^{5}$ : $(\frac{2}{3})^{3}$; (0,8)$^{3}$ : (0,8)$^{2}$.
Trả lời:
(-3)$^{2}$.(-3)$^{3}$ = (-3)$^{2 + 3}$ = (-3)$^{5}$ = -243;
$(\frac{2}{3})^{5}$ : $(\frac{2}{3})^{3}$ = $(\frac{2}{3})^{5 - 3}$ = $(\frac{2}{3})^{2}$ = $\frac{4}{9}$;
(0,8)$^{3}$ : (0,8)$^{2}$ = (0,8)$^{3 - 2}$ = (0,8)$^{1}$ = 0,8.
3. a) Tính rồi so sánh: (2$^{3}$)$^{2}$ và 2$^{6}$; [$(\frac{-1}{2})^{2}$]$^{3}$ và $(\frac{-1}{2})^{5}$.
Trả lời:
(2$^{3}$)$^{2}$ = 8$^{2}$ = 64; 2$^{6}$ = 64 $\Rightarrow$ (2$^{3}$)$^{2}$ = 2$^{6}$;
[$(\frac{-1}{2})^{2}$]$^{3}$ = $(\frac{1}{4})^{3}$ = $\frac{1}{64}$; $(\frac{-1}{2})^{5}$ = $\frac{-1}{32}$
$\Rightarrow$ [$(\frac{-1}{2})^{2}$]$^{3}$ > $(\frac{-1}{2})^{5}$.
b) Đọc kĩ nội dung sau:
- Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ:
$(x^{n})^{m}$ = $x^{m.n}$.
c) Thực hiện các phép tính: [$(\frac{-3}{4})^{3}$]$^{2}$ ; [(0,1)$^{4}$]$^{2}$.
Trả lời:
[$(\frac{-3}{4})^{3}$]$^{2}$ = $(\frac{-3}{4})^{3.2}$ = $(\frac{-3}{4})^{6}$;
[(0,1)$^{4}$]$^{2}$ = (0,1)$^{4.2}$ = (0,1)$^{8}$.
4. a) Thực hiện các hoạt động sau
Em và bạn em hãy cùng tính, so sánh, viết tiếp vào chỗ trống trong bảng sau:
Tính | So sánh | |
(2.3)$^{2}$ = ... | 2$^{2}$.3$^{2}$ = ... | (2.3)$^{2}$ ... 2$^{2}$.3$^{2}$ |
[(-0,5).4]$^{3}$ = ... | (-0,5)$^{3}$.4$^{3}$ = ... | [(-0,5).4]$^{3}$ ... (-0,5)$^{3}$.4$^{3}$ |
Trả lời:
Tính | So sánh | |
(2.3)$^{2}$ = 36 | 2$^{2}$.3$^{2}$ = 36 | (2.3)$^{2}$ = 2$^{2}$.3$^{2}$ |
[(-0,5).4]$^{3}$ = -8 | (-0,5)$^{3}$.4$^{3}$ = -8 | [(-0,5).4]$^{3}$ = (-0,5)$^{3}$.4$^{3}$ |
b) Đọc kĩ nội dung sau
- Lũy thừa của một tích bằng tích các lũy thừa: $(x.y)^{n}$ = $x^{n}.y^{n}$
c) Thực hiện các hoạt động sau
Tính: $(\frac{1}{5})^{5}$ . 5$^{5}$; (0,25)$^{4}$ . 4$^{4}$.
Trả lời:
$(\frac{1}{5})^{5}$ . 5$^{5}$ = $(\frac{1}{5}.5)^{5}$ = 1$^{}$;
(0,25)$^{4}$ . 4$^{4}$ = (0,25.4)$^{4}$ = 1$^{4}$ = 1.
5. a) Em hãy cùng bạn tính, so sánh, điền vào bảng sau:
Tính | So sánh | |
$(\frac{-3}{4})^{3}$ = ... | $\frac{(-3)^{3}}{4^{3}}$ = ... | $(\frac{-3}{4})^{3}$ ... $\frac{(-3)^{3}}{4^{3}}$ |
$\frac{2,4^{2}}{2^{2}}$ = ... | $(\frac{2,4}{2})^{2}$ = ... | $\frac{2,4^{2}}{2^{2}}$ ... $(\frac{2,4}{2})^{2}$ |
Trả lời:
Tính | So sánh | |
$(\frac{-3}{4})^{3}$ = $\frac{-27}{64}$ | $\frac{(-3)^{3}}{4^{3}}$ = $\frac{-27}{64}$ | $(\frac{-3}{4})^{3}$ = $\frac{(-3)^{3}}{4^{3}}$ |
$\frac{2,4^{2}}{2^{2}}$ = $\frac{36}{25}$ | $(\frac{2,4}{2})^{2}$ = $\frac{36}{25}$ | $\frac{2,4^{2}}{2^{2}}$ = $(\frac{2,4}{2})^{2}$ |
b) Em tính và đối chiếu kết quả với bạn: $\frac{(-12)^{2}}{(2,4)^{2}}$; $\frac{10^{5}}{2^{5}}$; $(\frac{1}{2} - \frac{3}{5})^{2}$.
Trả lời:
$\frac{(-12)^{2}}{(2,4)^{2}}$ = $(\frac{-12}{2,4})^{2}$ = (-5)$^{2}$ = 25;
$\frac{10^{5}}{2^{5}}$ = $(\frac{10}{2})^{5}$ = 5$^{5}$ = 3125;
$(\frac{1}{2} - \frac{3}{5})^{2}$ = $(\frac{5}{10} - \frac{6}{10})^{2}$ = $(\frac{-1}{10})^{2}$ = $\frac{1}{100}$.
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 24 toán VNEN 7 tập 1
Tính: a) $(\frac{2}{3})^{3}$; b) $(-2\frac{3}{4})^{2}$; c) (0,6)$^{4}$; d) $(\frac{-1}{2})^{4}$; e) $(\frac{-1}{2})^{5}$.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 24 toán VNEN 7 tập 1
Tính: a) $(\frac{2}{5} + \frac{3}{4})^{2}$; b) $(\frac{5}{4} - \frac{1}{6})^{2}$.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 24 toán VNEN 7 tập 1
Viết mỗi số $\frac{81}{125}$; $\frac{-8}{27}$ dưới dạng một lũy thừa.
Xem lời giải
Câu 4: Trang 24 toán VNEN 7 tập 1
Tìm x, biết: a) x : $(\frac{3}{4})^{3}$ = $(\frac{3}{4})^{2}$; b) $(\frac{2}{5})^{5}$ . x = $(\frac{2}{5})^{8}$.
Xem lời giải
Câu 5: Trang 24 toán VNEN 7 tập 1
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) $\frac{6^{2} . 6^{3}}{3^{5}}$; b) $\frac{25^{2} . 4^{2}}{5^{5} . (-2)^{5}}$; c) $\frac{0,125^{5} . (2,4)^{5}}{(-0,3)^{5} . (0,01)^{3}}$; d) $(-2\frac{3}{4} + \frac{1}{2})^{2}$.
Xem lời giải
Câu 6: Trang 25 toán VNEN 7 tập 1
Tính
a) (3.5)$^{3}$; b) $(-\frac{4}{11})^{2}$; c) (0,5)$^{4}$ . 6$^{4}$; d) $(\frac{-1}{3})^{5}$ : $(\frac{1}{6})^{5}$.
Xem lời giải
Câu 7: Trang 25 toán VNEN 7 tập 1
Viết các số (0,36)$^{8}$ và (0,216)$^{4}$ dưới dạng lũy thừa của cơ số 0,6.
Xem lời giải
Câu 8: Trang 25 toán VNEN 7 tập 1
Tìm m, n, p, biết:
a) $(\frac{1}{3})^{m}$ = $\frac{1}{81}$; b) $(\frac{3}{5})^{n}$ = $(\frac{9}{25})^{5}$;
c) (-0,25)$^{p}$ = $\frac{1}{256}$.
Xem lời giải
D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 25 toán VNEN 7 tập 1
So sánh các cặp số sau:
a) 12$^{8}$ và 8$^{12}$; b) (-5)$^{39}$ và (-2)$^{91}$.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 25 toán VNEN 7 tập 1
Cho x $\in$ Q và x $\neq$ 0. Viết x$^{16}$ dưới dạng:
a) Tích của hai lũy thừa; b) Lũy thừa của x$^{4}$;
c) Thương của hai lũy thừa.