1. Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?
b. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.)
Trả lời:
- Có thể dùng các câu ở đoạn a để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn a, nói lên được tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài không mở rộng.
- Có thể dùng các câu trong đoạn văn b để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng.
2. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
a. Cây đó là cây gì?
b. Cây đó có ích lợi gì?
c. Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
Trả lời:
a. Cây được em quan sát là cây bàng trong sân trường em.
b. Lợi ích: mang lại bóng mát cho chúng em vào những trưa hè oi ả.
c. Cây bàng đã gắn bó cùng em trong suốt 4 năm học, chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của những cô cậu học trò. Có thể nói cây bàng là người bạn thân thiết với mỗi học sinh.
3. Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, vậy là đã bốn năm em học và gắn bó với mái trường tiểu học. Ngoài thầy cô và bạn bè cùng lớp, gốc bàng già đã trở thành người bạn thân thiết của em mỗi ngày đến trường, Dưới gốc cây bàng, chúng em đã cùng nhau ôn bài, ngồi hóng mát, chơi đùa và trò chuyện. Mong rằng cây bàng sẽ mãi xanh tươi, để luôn tỏa bóng mát và là người bạn đồng hành cùng những thế hệ học sinh dưới ngôi trường này.
4. Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:
a. Cây tre ở làng quê
b. Cây tràm ở quê em
c. Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Trả lời:
a. Những hàng tre ôm lấy xóm làng, làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng và yên bình. Những ngày nắng hè oi ả, hàng tre hai bên đường như ôm rợp tỏa bóng mát cho người dân quê em đi làm, đi học về. Dù sau này có đi đâu xa, em vẫn mãi nhớ về quê hương với lũy tre xanh.