A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Để làm bài văn kể chuyện được tốt, các em cần nhớ những khái niệm cơ bản sau:
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Nhân vật trong truyện có thể là người, đò vật, con vật, cây cối... được nhân hóa. Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện thường gồm 3 phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
- Khi viết mở bài và kết bài của bài văn kể chuyện, cần chú ý:
- 1. Mở bài: có thể kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện (mở bài trực tiếp) hoặc nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể (mở bài gián tiếp).
- 2. Thân bài: cần lưu ý chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau kể sau.
- 3. Kết bài: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận (kế bài mở rộng) hoặc chỉ cho biết kết cục của câu chuyện (kết bài không mở rộng)
Bài tập & Lời giải
Luyện tập
Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia
Gợi ý
1. TÌm ví dụ về lòng dũng cảm:
- Các chú bộ đội, công an và cả những người dân bình thường vật lộn với lũ để cứu người, cứu tài sản (Em đã xem những hình ảnh này trên ti vi hoặc trực tiếp chứng kiến)
- Em thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn (như: không có ý thức bảo vệ của công, thiếu ý thức kỉ luật, thiếu lễ độ với thầy cô, với người lớn tuổi); em biết nhận lỗi của mình...
2. Nhớ và ghi lại vắn tắt câu chuyện định kể:
- Câu chuyện bắt đầu ra sao? Tên của người có hành động dũng cảm.
- Diễn biến chính của câu chuyện.
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
3. Kể thành lời
4. Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện