III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng phát sáng
- B. Tác dụng nhiệt
- C. Tác dụng từ
- D. Tác dụng hóa học
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng
Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
- A. Tác dụng phát sáng
- B. Tác dụng nhiệt
- C. Tác dụng từ
- D. Tác dụng hóa học
Câu 3: Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện:
- A. Sơn tĩnh điện
- B. Mạ kim loại
- C. Sạc pin
- D. Nạp điện cho bình ắc – qui
Câu 4: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
- A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
- B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
- C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
- D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): Nêu ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống.
Câu 2 (2 điểm): Dòng điện chạy qua dụng cụ nào khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
B |
A |
B |
Tự luận:
Câu 1:
- Các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt như: bếp điện, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, ấm điện, ….
- Các dụng cụ điện có tác dụng phát sáng như: đèn sưởi điện, đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, ….
Câu 2:
Dòng điện chạy qua thanh nung của nồi cơm điện khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng.