ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 VẬT LÝ 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là
A. D = m.V.
B. V = m.D.
C. D = V/m.
D. m = D.V.
Câu 2. Người ta đo được khối lượng của 300 ml nước là 300 g. Khối lượng riêng của nước tính theo đơn vị g/l là
A. 1 g/l.
B. 1000 g/l.
C. 9000 g/l.
D. 9 g/l.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng.
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng chỉ phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
B. Lực đẩy Acsimet có chiều hướng từ trên xuống dưới.
C. Thể tích của vật nhúng trong chất lỏng càng lớn thì độ lớn của lực đẩy Acsimet càng lớn.
D. Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng không thể lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật.
Câu 4. Thể tích của một miếng sắt là $2dm^3$. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. F = 15N.
B. F = 20N.
C. F = 25N.
D. F = 10N.
Câu 5. Áp lực là
A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 6. Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 $N/m^{2}$ lên diện tích bị ép có độ lớn
A. $2000 cm^{2}$.
B. $200 cm^{2}$.
C. $20 cm^{2}$.
D. $0,2 cm^{2}$.
Câu 7. Tính trung bình, khi độ cao tăng 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng
A. 1 mmHg.
B. 2 mmHg.
C. 3 mmHg.
D. 4 mmHg.
Câu 8. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Dưới đây là phương án thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước.
a) Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
b) Từ kết quả thí nghiệm, xác định khối lượng riêng của vật rắn đó theo đơn vị g/ml.
Câu 2. (1,5 điểm) Thể tích của một miếng sắt là $2 dm^{3}$. Biết khối lượng riêng của rượu là 8000 $N/m^{3}$.
a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong rượu.
b) Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Acsimet có thay đổi không? Tại sao?
Câu 3. (1,5 điểm) Một xe bánh xích có trọng lượng 48000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích của xe lên mặt đất $1,25 m^{2}$.
a) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.
b) Hãy so sánh áp suất của xe lên mặt đất với áp suất của một người nặng 65 kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là $180 cm^{2}$.
Câu 4. (1 điểm) Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ?
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
D |
B |
C |
B |
A |
A |
A |
C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1:
a)
- Dùng cân đo khối lượng của vật.
- Đổ nước vào bình và đọc giá trị thể tích $V_1$ ban đầu của nước.
- Thả nhẹ vật vào trong bình chia độ (tránh làm tràn nước ra ngoài). Đọc thể tích $V_2$ của vật và nước.
- Xác định thể tích của vật: $V = V_2 – V_1$.
- Sử dụng công thức $D = m/V$, xác định khối lượng riêng của vật.
b) Từ kết quả thí nghiệm ta có:
Khối lượng vật rắn: $m = 9 g$
Thể tích của vật: $V = V_2 – V_1= 6 ml$
Khối lượng riêng của vật rắn:
$D = m/V = 9/6 = 1,5 (g/ml)$
Câu 2:
a) Ta có: $V = 2 dm^3 = 0,002 m^3$
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:
$F_A = d.V = 8000.0,002 = 16 N$
b) Lực đẩy Acsimet không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau vì lực đẩy Acsimet chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 3:
a) Áp suất của xe tác dụng lên mặt đất là:
$p=\frac{F}{S}=\frac{P}{S}=\frac{4800}{1,25}=38400\ (Pa)$
b) Trọng lượng của người đó là: $P = 10.m = 10.65 = 650 N$
Đổi $180 cm^2 = 0,018 m^2$
Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất:
${p}'=\frac{F}{S}=\frac{P}{S}=\frac{650}{0,018}=36111\ (Pa)$
Ta thấy: $p_1 > p_2$
Vậy áp suất của xe tác dụng lên mặt đất lớn hơn áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất.
Câu 4:
Do có lỗ nhỏ trên nắp ấm mà khí trong ấm thông với không khí bên ngoài. Áp suất của khí trong ấm cùng với áp suất của nước sẽ lớn hơn áp suất của không khí bên ngoài ấm, làm cho nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn khi rót.