ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 SINH HỌC 8
CÁNH DIỀU ĐỀ 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chất hữu cơ trong xương có vai trò
- A. đảm bảo cho xương có tính đàn hồi. B. đảm bảo cho xương có tính rắn chắc.
- C. giúp cho xương cử động linh hoạt. D. tăng khả năng chịu lực cho xương.
Câu 2. Việc tiết hormone điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể là chức năng của hệ cơ quan nào?
- A. Hệ sinh dục. B. Hệ bài tiết. C. Hệ nội tiết. D. Hệ hô hấp.
Câu 3. Các chất dinh dưỡng được hấp thu chủ yếu ở cơ quan nào trong ống tiêu hóa?
- A. Khoang miệng. B. Ruột non. C. Dạ dày. D. Ruột già.
Câu 4. Những phát biểu nào dưới đây là đúng?
(1) Bài tiết mồ hôi, CO2, nước tiểu là chức năng của hệ nội tiết.
(2) Hệ bài tiết thực hiện nhiệm vụ tiết hormone điều hào các quá trình sinh lí của cơ thể.
(3) Cơ quan thực hiện trao đổi khí là phổi.
(4) Hệ thần kinh gồm dây thần kinh, não bộ và tủy sống.
- A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (4).
Câu 5. Gan không có chức năng nào dưới đây?
- A. Tạo chất nhờn. B. Dự trữ glucose (đường).
- C. Sản xuất mật tham gia vào chức năng tiêu hóa. D. Loại bỏ các chất độc hại.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không đúng về vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động?
- A. Kích thích các tế bào tạo xương, sụn ở đầu xương nên tăng khối lượng và kích thước xương.
- B. Tăng lưu lượng máu và O2 tới não nên hệ thần kinh linh hoạt hơn.
- C. Màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn nên khớp khỏe hơn.
- D. Duy trì cân nặng hợp lí nhờ tăng tổng hợp lipid.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(1) Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể dẫn đến thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
(2) Đối với trẻ từ 12 - 14 tuổi khuyến khích mức tiêu thụ đường tối đa 15g đường/ngày.
(3) Trẻ em dưới 11 tuổi được phép tiêu thụ 15g đường/ngày.
(4) Ngũ cốc là loại thực phẩm cần được ăn nhiều nhất ở mọi lứa tuổi.
Số phát biểu đúng là
- A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Cho các nội dung sau:
(1) Đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.
(2) Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy.
(3) Cố định xương tùy theo tư thế gãy xương.
(4) Lót băng, gạc, vải hoặc quần áo sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương.
(5) Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy.
(6) Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các vòng tròn quanh nẹp.
Sắp xếp các nội dung trên theo đúng quy trình sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.
- A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6). B. (2) → (4) → (5) → (6) → (3) → (1).
- B. (3) → (4) → (6) → (1) → (2) → (5). D. (5) → (1) → (6) → (2) → (4) → (3).
- B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Trình bày cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong ống tiêu hóa ở người.
b) Vì sao khi chế biến thực phẩm cần ngâm rửa kĩ bằng nước muối, sục khí ozone…và nấu chín?
Câu 2 (3 điểm).
a) Trình bày nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh bệnh loãng xương và tật cong vẹo cột sống.
b) Protein từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, vitamin D và nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe của hệ vận động?
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | C | B | C | A | D | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1:
a) Cơ quan trong ống tiêu hóa ở người:
- Khoang miệng: Cảm nhận vị thức ăn. - Khoang miệng: Cảm nhận vị thức ăn.
+ Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt. + Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt.
- Hầu (họng) và thực quản: Tham gia cử động nuốt, cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày. - Hầu (họng) và thực quản: Tham gia cử động nuốt, cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày: có tuyến vị tiết dịch vị giúp dự trữ, nghiền và đảo trộn thức ăn. - Dạ dày: có tuyến vị tiết dịch vị giúp dự trữ, nghiền và đảo trộn thức ăn.
- Ruột non: có tuyến ruột giúp cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng. - Ruột non: có tuyến ruột giúp cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ruột già gồm: manh tràng (ruột thừa), đại tràng, trực tràng. - Ruột già gồm: manh tràng (ruột thừa), đại tràng, trực tràng.
+ Hấp thu nước và một số chất. + Hấp thu nước và một số chất.
+ Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng. + Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng.
+ Tạo phân. + Tạo phân.
- Hậu môn: Thải phân. - Hậu môn: Thải phân.
b) Chế biến thực phẩm cần ngâm rửa kĩ và nấu chín vì trong thực phẩm có thể chứa các chất, vi sinh vật gây hại cho con người.
- Việc ngâm rửa kĩ bằng nước muối, sục khí ozone… và nấu chín thực phẩm sẽ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, loại bỏ các chất gây độc, các vi sinh vật có hại cho con người. - Việc ngâm rửa kĩ bằng nước muối, sục khí ozone… và nấu chín thực phẩm sẽ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, loại bỏ các chất gây độc, các vi sinh vật có hại cho con người.
Câu 2:
a) Bệnh loãng xương
- Nguyên nhân: thiếu calcium; do tuổi, hormone; giảm hoạt động thể lực. - Nguyên nhân: thiếu calcium; do tuổi, hormone; giảm hoạt động thể lực.
- Hậu quả: xương giòn, dễ gãy. - Hậu quả: xương giòn, dễ gãy.
- Cách phòng tránh: cung cấp đủ lượng calcium và vitamin D thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lí và tắm nắng; kiểm tra sức khỏe định kì; thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao. - Cách phòng tránh: cung cấp đủ lượng calcium và vitamin D thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lí và tắm nắng; kiểm tra sức khỏe định kì; thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao.
* Tật cong vẹo cột sống
- Nguyên nhân: sai lệch tư thế; cường độ lao động không phù hợp với lứa tuổi; thiếu calcium, vitamin D; ngồi/đứng/đi quá sớm; còi xương, béo phì. - Nguyên nhân: sai lệch tư thế; cường độ lao động không phù hợp với lứa tuổi; thiếu calcium, vitamin D; ngồi/đứng/đi quá sớm; còi xương, béo phì.
- Hậu quả: ảnh hưởng đến thẩm mĩ; hạn chế vận động; dị dạng thân hình; ảnh hưởng tâm lí; ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan khác (hô hấp, sinh sản…). - Hậu quả: ảnh hưởng đến thẩm mĩ; hạn chế vận động; dị dạng thân hình; ảnh hưởng tâm lí; ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan khác (hô hấp, sinh sản…).
- Cách phòng tránh: đi, đứng, ngồi đúng tư thế; tránh mang vác vật nặng một bên; lựa chọn bàn ghế có kích thước phù hợp; chế độ dinh dưỡng hợp lí, duy trì cân nặng phù hợp… - Cách phòng tránh: đi, đứng, ngồi đúng tư thế; tránh mang vác vật nặng một bên; lựa chọn bàn ghế có kích thước phù hợp; chế độ dinh dưỡng hợp lí, duy trì cân nặng phù hợp…
b) Vai trò quan trọng của các chất đối với hệ vận động là
- Protein từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…: Protein giúp hình thành khối cơ, giảm mất cơ và có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất collagen tốt cho xương và khớp. - Protein từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…: Protein giúp hình thành khối cơ, giảm mất cơ và có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất collagen tốt cho xương và khớp.
- Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu calcium, phosphorus giúp xương chắc khỏe. - Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu calcium, phosphorus giúp xương chắc khỏe.
- Nước: có vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa và là thành phần cấu tạo của đĩa đệm ở cột sống. - Nước: có vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa và là thành phần cấu tạo của đĩa đệm ở cột sống.