Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 - Phân môn Sinh học Cánh diều: Đề tham khảo số 1

<p>Trọn bộ đề thi cuối kì 1 KHTN 8 - Phân môn Sinh học Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện</p>

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 8

CÁNH DIỀU ĐỀ 1

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Thành phần nào của máu có nhân, không màu và tham gia bảo vệ cơ thể?

  • A. Huyết tương.               B. Tiểu cầu.                      C. Bạch cầu.               D. Hồng cầu.

Câu 2. Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là

  • A. khí quản.                     B. phế quản.              C. phế nang.            D. thanh quản.

Câu 3. Theo Bộ Y tế năm 2018, ngưỡng giá trị thân nhiệt ở người trưởng thành bình thường là

  • A. 36 - 37,5 ℃.                B. 36,5 - 37℃.          C. 37 - 38,5 ℃.                  D. 38,5 - 39 ℃

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng về hệ tuần hoàn?

  • A. Tim co dãn đều đặn, liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút từ tĩnh mạch về tim.
  • B. Tĩnh mạch là mạng lưới nối giữa động mạch và mao mạch.
  • C. Vận tốc máu chảy cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch.
  • D. Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào của cơ thể.

Câu 5. Phần dưới đây mô tả các bước tiến hành cơ cứu cầm máu khi bị tổn thương mao mạch và tĩnh mạch.

(1) Đặt tấm gạc sạch lên vết thương rồi băng kín vết thương bằng băng cuộn. Nếu vết thương nhỏ có thể sử dụng băng dán y tế.

(2) Sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lí hoặc nước sạch.

(3) Dùng bông, gạc bịt chặt vết thương tới khi máu ngừng chảy.

Thứ tự các bước thực hiện nào dưới đây là đúng?

  • A. (1) → (2) → (3).                                                       B. (2) → (3) → (1).
  • C. (3) → (2) → (1).                                                       D. (3) → (1) → (2).

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh cúm là

  • A. khói thuốc lá.                                                        B. ô nhiễm không khí.
  • C. vi khuẩn.                                                               D. virus.

Câu 7. Trong các đám cháy, một trong những nguyên nhân gây chết người chủ yếu là do khói và khí độc thoát ra từ đám cháy. Một trong những khí rất độc đó là khí CO, nạn nhân hít phải khí này với một lượng ít cũng có thể hôn mê và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân là

  • A. vì khí CO có khả năng kết hợp với hemoglobin cao gấp 200 lần so với O2, làm cho Hb không liên kết được với O2 ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu.
  • B. vì CO liên kết được với O2 trên bề mặt hồng cầu tạo thành khí CO2, hemoglobin vận chuyển CO2 đến các tế bào gây ngộ độc cho các tế bào.
  • C. vì CO phá hủy hồng cầu làm giảm số lượng hồng cầu dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển O2 trong cơ thể.
  • D. vì CO làm hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao kết hợp với Ca2+ làm hẹp lòng mạch dẫn đến tăng huyết áp, giảm dòng máu tạo thành các cục máu đông dẫn đến tắc mạch gây nên đột quỵ.

Câu 8. Vì sao phổi có số lượng phế nang lớn?

  • A. Nhằm tăng lượng khí hít vào.                    B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
  • C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi.       D. Giúp thở sâu hơn.

Câu 1 (3 điểm).

a) Không khí di chuyển qua các cơ quan nào trong khi hít vào và thở ra? Cho biết chức năng của các cơ quan đó.

b) Hãy giải thích câu nói: “Chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.”

Câu 2 (3 điểm).

a) Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở người.

b) Vẽ sơ đồ truyền máu. Giả sử một người có nhóm B cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?

 

Hướng dẫn trả lời:

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
C B C A D D A B

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1:

a) Khi hít vào, không khí đi tử: xoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phổi.

- Khi thở ra, không khí đi từ: phổi → phế quản → khí quản → thanh quản → hầu → xoang mũi. - Khi thở ra, không khí đi từ: phổi → phế quản → khí quản → thanh quản → hầu → xoang mũi.

* Chức năng của các cơ quan:

- Xoang mũi: làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí. - Xoang mũi: làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí.

- Hầu (họng): dẫn khí. - Hầu (họng): dẫn khí.

- Thanh quản: dẫn khí, phát âm. - Thanh quản: dẫn khí, phát âm.

- Khí quản: dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi. - Khí quản: dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

- Phế quản: dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi. - Phế quản: dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

- Phổi: trao đổi khí. - Phổi: trao đổi khí.

b) Trong 3 - 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi vẫn tiếp tục diễn ra. O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán tới phổi. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Câu 2:

a) Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở người

+  + Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải rồi lên phổi qua động mạch phổi. Tại phổi, máu thực hiện quá trình trao đổi khí chuyển từ máu nghèo O2 sang máu giàu O2 và trở về tâm nhĩ trải qua tĩnh mạch phổi.

+  + Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn hệ thống): Máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái rồi lên động mạch chủ để đi đến các cơ quan trong cơ thể, (trong đó động mạch chủ nhánh trên đưa máu đến phần trên cơ thể, động mạch chủ nhánh dưới đưa máu xuống phần dưới cơ thể), tại mao mạch máu thực hiện trao đổi khí và trao đổi chất với tế bào, chuyển máu giàu O2 sang máu nghèo O2 rồi theo tĩnh mạch chủ (phần trên cơ thể theo tĩnh mạch chủ trên, phần dưới cơ thể theo tĩnh mạch chủ dưới) về tâm nhĩ phải.

b)

* Sơ đồ truyền máu: Gợi ý

* Người có nhóm máu B có thể nhận máu bởi những người nhóm máu B hoặc nhóm máu O.

Nếu truyền nhóm máu không phù hợp, hồng cầu của máu truyền vào cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu.

→ Có thể xảy ra các phản ứng đồng loạt, gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng của người được truyền máu.

Xem thêm các bài Đề thi khoa học tự nhiên 8 Cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi khoa học tự nhiên 8 Cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.