ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 VẬT LÝ 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Tại sao dầu ăn lại nổi trên mặt nước?
A. Vì khối lượng riêng của dầu ăn lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Vì khối lượng riêng của dầu ăn bằng khối lượng riêng của nước.
C. Vì khối lượng riêng của dầu ăn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
D. Vì thể tích của dầu nhỏ hơn thể tích của nước.
Câu 2. Một hộp sữa Ông thọ có khối lượng 397 g và có thể tích $320 cm^3$. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m^3$
A. $1440,6 kg/m^3$
B. $1240,6 kg/m^3$
C. $1740,6 kg/m^3$
D. $1300,6 kg/m^3$
Câu 3. Lực đẩy Acsimet có độ lớn phụ thuộc vào
A. lượng chất lỏng trong bình và khối lượng của vật.
B. thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và bản chất của chất lỏng.
C. độ sâu của vật bị nhúng chìm so với đáy bình.
D. kích thước của vật.
Câu 4. Vì sao một cái phao không chìm trong nước?
A. Vì khối lượng của phao nhỏ hơn khối lượng của nước.
B. Vì khối lượng riêng của phảo nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
C. Vì phao nhẹ.
D. Vì thể tích của nó lớn hơn nước.
Câu 5. Đơn vị của áp suất là
A. niuton (N).
B. mét (m).
C. kilogam (kg).
D. paxcan (Pa).
Câu 6. Cách đặt nào thì áp suất của khối kim loại là nhỏ nhất?
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình a và b.
Câu 7. Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng
A. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.
B. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến với thoáng càng nhỏ.
C. không phụ thuộc vào độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Câu 8. Áp suất khí quyển ở gần mặt đất là lớn nhất và có giá trị khoảng
A. 100 Pa.
B. 1000 Pa.
C. 10 000 Pa.
D. 100 000 Pa.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Để xác định khối lượng riêng của nước, người ta tiến hành thí nghiệm như hình.
a) Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
b) Xác định khối lượng riêng của nước từ kết quả thí nghiệm trên.
Câu 2. (1,5 điểm) Thể tích của một miếng gỗ là 5 $dm^3$. Biết khối lượng riêng của nước là 10 000 $N/m^3$.
a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng gỗ khi nó được nhúng chìm trong nước.
b) Nếu miếng gỗ được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Acsimet có thay đổi không? Tại sao?
Câu 3. (1,5 điểm) Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 7200 N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất $360 N/m^2$.
a) Diện tích của cánh buồm là bao nhiêu?
b) Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8400 N, thì cánh buồm phải chịu áp suất là bao nhiêu?
Câu 4. (1 điểm) Một bạn tiến hành thí nghiệm sau: Đổ nước vào chiếc cốc nhựa và đậy miệng cốc bằng một tấm bìa. Sau đó, lộn ngược cốc nước xuống, bạn đó thấy nước không chảy ra ngoài. Hãy giải thích hiện tượng này.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
C |
B |
B |
B |
D |
A |
A |
D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1:
a)
- Đặt bình chia độ lên cân, nhấn nút ON để điều chỉnh cân về số 0.
- Đổ một lượng nước xác định vào bình chia độ.
- Đọc giá trị thể tích của nước và khối lượng của nước.
- Dựa vào công thức: $D = m/V$, xác định khối lượng riêng của nước.
b) Từ kết quả thí nghiệm ta có:
Khối lượng vật rắn: $m = 40 g$
Thể tích của vật: $V = 40 ml$
Khối lượng riêng của nước:
$D = m/V = 40/40 = 1 (g/ml)$
Câu 2:
a) Ta có: $V = 5 dm^3 = 0,005 m^3$
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:
$F_A = d.V = 10 000.0,005 = 50 N$
b) Lực đẩy Acsimet không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau vì lực đẩy Acsimet chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 3:
a) Diện tích của cánh buồm là:
$p=\frac{F}{S}=>S=\frac{F}{p}=\frac{7200}{360}=20\ (m^2)$
b) Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8400 N thì cánh buồm chịu áp suất là:
Áp dụng công thức:
$p=\frac{F}{S}=\frac{8400}{20}=420\ (N/m^2)$
Câu 4:
Do không khí cũng gây ra áp suất tác dụng vào miếng bìa. Khi áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất do nước và không khí trong cốc gây ra, miếng bìa sẽ bị ép vào miệng cốc, làm cho nước không đổ ra ngoài.