Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 - Phân môn Vật lí Cánh diều: Đề tham khảo số 1

<p>Trọn bộ đề thi cuối kì 1 KHTN 8 - Phân môn Vật lí Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện</p>

ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 VẬT LÝ 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Lực có thể làm quay vật trong trường hợp nào dưới đây?

A. Dùng dao bổ hoa quả.

B. Xoay vô lăng khi lái ô tô.

C. Kéo một chiếc thuyền trên bãi cát.

D. Dùng tay gõ lên các phím trên bàn phím của máy tính.

Câu 2. Động tác nào sau đây của người không liên quan đến chuyển động quay?

A. Hít thở.                       

B. Đạp xe.                        

C. Nâng tạ.                      

D. Nhai cơm.

Câu 3. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng

A. thay đổi tốc độ của vật.

B. thay đổi hướng chuyển động của vật

C. làm biến dạng vật.

D. làm quay của lực.

Câu 4. Mômen lực có liên hệ với

A. độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

B. độ lớn của lực và hướng quay của lực.

C. độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt lực.

D. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực và điểm đặt lực.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây, chúng ta sử dụng đòn bẩy?

A. Chuyển vật liệu xây dựng lên tầng cao.

B. Nâng phần sau xe máy để sửa chữa bánh xe.

C. Treo cờ hoặc tháo cờ ở trên cột cao.

D. Tháo gỡ thùng hàng trên xe tải lớn.

Câu 6. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác.

B. Mái chèo.

C. Thùng đựng nước.

D. Quyển sách nằm trên bàn.

Câu 7. Hình vẽ dưới đây là loại đòn bẩy nào?

Hình vẽ dưới đây là loại đòn bẩy nào? 

A. Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.

B. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng trong khoảng giữa hai đầu.

C. Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

D. Đòn bẩy có điểm tựa được giữ cố định ở một đầu, vật ở trung điểm và lực tác dụng hướng lên trên.

Câu 8. Quan sát hình vẽ và cho biết đâu là điểm tựa của lực trong hình?

Quan sát hình vẽ và cho biết đâu là điểm tựa của lực trong hình? 

A. mũi kéo.

B. lưỡi kéo.

C. tay cầm.

D. đinh ốc gắn 2 lưỡi kéo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Khi tháo các đai ốc ở các máy, thiết bị, người thợ dùng một dụng cụ gọi là cờ-lê.

Khi tháo các đai ốc ở các máy, thiết bị, người thợ dùng một dụng cụ gọi là cờ-lê. 

a. Chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay vật trong trường hợp này.

b. Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ-lê. Giải thích cách làm này.

Câu 2. (1 điểm) Giải thích được cách tác dụng lực khi bắt đầu đạp pê – đan để xe đạp có thể chuyển động.

Câu 3. (2 điểm) Để nhổ một chiếc đinh ra khỏi tấm gỗ, người ta sử dụng một chiếc búa nhổ đinh. Em hãy:

a) Mô tả cách dùng búa để nhổ đinh.

b) Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải thích cách làm.

Câu 4. (1 điểm) Một học sinh tạo ra một đồ chơi thăng bằng như hình vẽ.

Một học sinh tạo ra một đồ chơi thăng bằng như hình vẽ. 

Biết độ dài của thanh AB là 30 cm. Bỏ qua khối lượng của các thanh, coi các điểm treo có thể quay dễ dàng. Tính trọng lượng vật G.

Hướng dẫn trả lời 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

D

A

B

B

C

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1:

a) Vật chịu lực tác dụng làm quay là cờ-lê, lực do tay người tác dụng làm quay cờ-lê.

b) Việc dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ - lê để làm tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực, khi đó sẽ làm tăng được tác dụng làm quay của lực.

Câu 2:

Dựa vào đặc điểm của lực có thể làm quay vật là lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm vật quay.

Ta thấy: Chân tác dụng lên pê – đan một lực có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, vuông góc với pê – đan làm đùi đĩa quay quanh trục, giúp đĩa và xích chuyển động kéo theo bánh líp xe chuyển động làm bánh xe quay.

 Chân tác dụng lên pê – đan một lực có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, vuông góc với pê – đan làm đùi đĩa quay quanh trục, giúp đĩa và xích chuyển động kéo theo bánh líp xe chuyển động làm bánh xe quay.

Câu 3:

a) Đặt đầu búa sao cho đinh nằm chặt ở khe búa và đầu búa tì vào tấm gỗ làm điểm tựa, tay cầm vào cán búa, càng cách xa đầu búa thì càng nhổ dễ, dùng lực từ cánh tay hướng theo chiều lực $\vec{F}$ như hình vẽ khi cán búa quay thì đinh cũng được nhổ dần lên.

Đặt đầu búa sao cho đinh nằm chặt ở khe búa và đầu búa tì vào tấm gỗ làm điểm tựa, tay cầm vào cán búa, càng cách xa đầu búa thì càng nhổ dễ, dùng lực từ cánh tay hướng theo chiều lực F như hình vẽ khi cán búa quay thì đinh cũng được nhổ dần lên. 

b) - Dùng búa nhổ đinh là áp dụng đòn bẩy loại 1 (đòn bẩy có điểm tựa ở giữa) cho ta lợi về lực.

Câu 4:

Trọng lượng hai vật treo ở đầu B của thanh là:

$P_B = 7 + 4 = 11 (N)$

Mômen các lực tác dụng lên đòn bẩy đối với điểm tựa là:

$M_B = P_B.OB$

$M_A = P_A.AO$

Vì vật thăng bằng nên ta có:

$M_A = M_B <=> P_B.OB = P_A.AO$

=> $P_A = P_G = 2,75 N$

Xem thêm các bài Đề thi khoa học tự nhiên 8 Cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi khoa học tự nhiên 8 Cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.