I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin còn đang sử dụng. Cục pin sẽ nóng dần lên. Điều này là do tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng từ
- B. Tác dụng nhiệt
- C. Tác dụng hóa học
- D. Tác dụng sinh lí
Câu 2: Bóng đèn tròn trong gia đình phát sáng là do:
- A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
- B. Tác dụng phát sáng của dòng điện
- C. Vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng
- D. Dựa trên các tác dụng khác
Câu 3: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện:
- A. Bếp điện
- B. Bàn ủi
- C. Nồi cơm điện
- D. Quạt máy
Câu 4: Khi đèn điôt phát quang phát sáng thì có:
- A. Dòng điện chạy từ bản cực âm sang bản cực dương của đèn
- B. Dòng điện chạy từ bản cực dương sang bản cực âm của đèn
- C. Dòng điện chạy từ bản cực này sang bản cực kia của đèn
- D. Không có dòng điện chạy vào các bản cực của đèn
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai
- A. Tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên
- B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua
- C. Dòng điện có tác dụng phát sáng
- D. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:
Tác dụng hóa học của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:
- A. Tivi
- B. Bể mạ điện
- C. Cầu chì
- D. Đầu DVD
Câu 7: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
- A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
- B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
- C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
- D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….
- A. Cực dương, tác dụng hóa học
- B. Cực âm, tác dụng nhiệt
- C. Cực âm, tác dụng hóa học
- D. Cực dương, tác dụng từ
Câu 9: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
- A. Chạy điện khi châm cứu.
- B. Chụp X – quang
- C. Đo điện não đồ
- D. Đo huyết áp
Câu 10: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?
- A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
- B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
- C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
- D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện.
Bài Làm:
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
D |
B |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
B |
C |
A |
C |