Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Lượng mưa giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam khác nhau như thế nào?

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình (⁰C)

Biên độ nhiệt năm (⁰C)

0⁰C

24,5

1,8

20⁰C

25,0

7,4

30⁰C

20,4

13,3

40⁰C

14,0

17,7

50⁰C

5,4

23,8

60⁰C

- 0,6

29,0

70⁰C

- 10,4

32,2

Hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc?

Câu 3: Giải thích tại sao nhiệt độ trong tầng đối lưu, càng lên cao càng giảm?

Câu 4: Ở xích đạo và ở cực có sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt. Giải thích tại sao?

Câu 5: Nhiệt độ theo mùa ở vùng nhiệt đới ít hơn so với vùng ôn đới. Giải thích tại sao?

Câu 6: Sự phân bố nhiệt độ không khí thay đổi theo lục địa và đại dương, theo vĩ độ. Giải thích tại sao?

Câu 7: Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đồng đều. Giải thích tại sao?

Câu 8: Ở xích đạo và ở cực có sự chênh lệch về nhiệt độ không khí theo mùa, theo ngày đêm và số lần nhiệt độ cực đại trong năm. Giải thích tại sao?

Câu 9: Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Giải thích tại sao? 

Câu 10: Gió biển, gió đất và gió fơn, gió núi – thung lũng hình thành do đâu?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Từ vòng cực về cực Bắc là phần lãnh thổ của đại dương Bắc Băng Dương có lượng mưa lớn hơn từ vòng cực Nam về cực Nam là phần lãnh thổ của lục địa Nam cực.

- Từ Xích đạo về vòng cực Bắc có diện tích lục địa lớn hơn diện tích lục địa từ Xích đạo về vòng cực Nam nên lượng mưa từ Xích đạo về vòng cực Bắc nhỏ hơn từ Xích đạo về vòng cực Nam.

Câu 2: 

Nhiệt độ trung bình năm ở bán cầu Bắc khoảng 11,2 ⁰C.

Càng về phía cực, nhiệt độ càng giảm mạnh. Ở vĩ độ 0⁰C nhiệt độ trung bình là 24,5⁰C, càng về cực, vĩ độ 70⁰C nhiệt độ trung bình giảm mạnh, chỉ còn -10,4⁰C.

Càng về phía cực, biên độ nhiệt năm càng lớn.

Do Trái Đất nghiêng, tạo thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ở xích đạo lượng nhiệt mà mặt trời chiếu luôn như nhau nên nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt năm nhỏ. Ở vùng cực, lượng nhiệt quanh năm nhận được không nhiều, nửa năm nhận được nhiệt từ mặt trời, nửa năm chìm không có mặt trời chiếu sáng, bao quanh bởi băng tuyết vĩnh cửu nên nhiệt độ ở vùng cực thấp, biên độ nhiệt năm rất cao.

Câu 3: 

Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nên nhiệt độ không khí càng giảm. Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,…) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làm nhiệt độ giảm.

Câu 4: 

- Nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt độ năm, biên độ nhiệt độ ngày đêm) ở Xích đạo và cực khác nhau do tác động của lượng bức xạ mặt trời, thời gian chiếu sáng và tính chất của bề mặt đệm. - Ở Xích đạo:

+ Góc nhập xạ lớn, hai lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng bức xạ mặt trời lớn nên nhiệt độ trung năm cao. bình

+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm nhỏ, thời gian chiếu sáng bằng nhau giữa hai mùa (ngày đêm luôn bằng nhau) nên biên độ nhiệt độ năm nhỏ.

+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn, ban đêm bức xạ nhiệt mạnh nên biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

- Ở cực:

+ Góc nhập xạ nhỏ, lượng bức xạ mặt trời nhỏ nên nhiệt độ trung bình năm thấp.

+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm rất lớn, thời gian chiếu sáng giữa hai mùa rất lớn (6 tháng ngày, 6 tháng đêm).

+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời nhỏ, ban đêm không có bức xạ mặt trời nên biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ.

Câu 5: 

- Sự chênh lệch nhiệt độ theo mùa phụ thuộc vào: Sự chênh lệch góc nhập xạ giữa mùa đông và mùa h hiện tượng ngày đêm dài ngăn theo mùa

- Ở vùng nhiệt đới (vĩ độ thấp): Chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa hai mùa nhỏ he ôn đới.

- Ở vùng ôn đới (vĩ độ trung bình và vĩ độ cao). Chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa h mùa lớn hơn nhiệt đới. (Có thể dẫn chứng bằng sự tính toán góc nhập xạ ngày 22/6 và 22/12 ở một vì thuộc vùng nhiệt đới và một vĩ độ vùng ôn đới để thấy rõ).

Câu 6: 

- Do sự thay đổi của góc nhập xạ theo vĩ độ địa lí.

- Do sự thay đổi của thời gian chiếu sáng theo vĩ độ địa lí.

- Do sự khác nhau về tính chất của lục địa và đại dương.

Câu 7: 

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ, vị trí gần hay xa đại dương, độ cao địa hình,…

- Có nhiều nhân tố tác động đến lượng mưa (khí áp, frông, dòng biển, địa hình...). - Mỗi nhân tố có sự tác động khác nhau ở các nơi trên Trái Đất.

+ Khi áp: Vùng áp thấp mưa nhiều, vùng áp cao rất ít hoặc không có mưa.

+ Frông: Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều.

+ Gió: Ở sâu trong lục địa không có gió đại dương thổi vào thì mưa rất ít; miền có gió Mậu dịch mưa ít, miền có gió mùa cỏ lượng mưa lớn.

+ Dòng biển: Cùng nằm ven bờ địa dương, nơi có dòng biển nóng đi qua, mưa nhiều; nơi có dòng biển lạnh đi qua, mưa ít.

+ Địa hình: Cùng một sườn núi, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, mưa cũng nhiều; tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

- Mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau tác động đến lượng mưa không giống nhau. Ví dụ: frông lạnh bị dãy núi cao chặn lại thì mưa rất lớn ở sườn đón gió; lãnh thổ ở khu vực gió mùa nhưng nếu có cao áp dịch chuyển đến thì lượng mưa cũng it...

Câu 8:

- Ở Xích đạo:

+Chênh lệch nhiệt độ không khí theo mùa nhỏ do góc nhập xạ quanh năm gần như tương đương nhau, ngày đêm quanh năm bằng nhau.

+ Chênh lệch nhiệt độ không khí theo ngày đêm lớn do ban ngày nhận được lượng nhiệt lớn.

+ Trong năm có hai cực đại về nhiệt do hai lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau.

- Ở cực:

+Chênh lệch nhiệt độ không khí theo mùa lớn do chênh lệch lớn giữa hai mùa về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng (6 tháng ngày, 6 tháng đêm).

+Chênh lệch nhiệt độ không khí theo ngày đêm nhỏ do ban ngày nhận được lượng nhiệt ít.

+ Trong năm có một cực đại về nhiệt do chịu ảnh hưởng của một lần mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến.

Câu 9: 

Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm là do:

- Các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất làm cho mặt đất nóng lên (bề mặt đất nhận được 47% lượng bức xạ mặt trời); sau đó, mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ mặt trời nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn, nhiệt đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ.

- Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nên nhiệt độ không khí càng giảm. Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,...) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làm nhiệt độ giảm nhất và tháng thấp nhất ở mỗi bán cầu.

Câu 10: 

- Gió biển, gió đất và gió fơn, gió núi - thung lũng là gió địa phương. Đây là loại gió thổi trong phạm vi hẹp của các địa phương, có thể thổi ở trong một mùa hoặc trong ngày đêm. Các gió địa phương khác nhau có nguyên nhân hình thành không giống nhau.

- Gió đất, biển: Hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày đêm. Ban đêm, mặt đất lạnh hơn, tạo nên áp cao, nên gió từ đất liền thổi ra biển; ban ngày, mặt biển nhiệt độ thấp hơn đất liền, sự chênh lệch áp giữa áp cao ở biển và áp thấp trong đất liền đã tạo nên gió từ biển thổi vào đất liền.

- Gió fơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại và đẩy lên cao, nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của không khí ẩm, trung bình cứ lên cao 1000m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ nên hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Gió vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô xuống núi, trung bình cứ 1000 m tăng 1°C, nên gió trở thành khô và rất nóng.

- Gió núi - thung lũng: Ban ngày, không khí ở sườn núi được đốt nóng hơn so với không khí xung quanh nên gió thổi lên theo sườn núi và ở trên gió thổi về phía thung lũng. Ban đêm, không khí ở sườn núi lạnh hơn xung quanh nên gió thổi dọc theo sườn xuống dưới, ở dưới không khí bốc lên trên thung lũng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Kết nối bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Khí quyển là gì?

Câu 2: Nêu thành phần chính của khí quyển?

Câu 3: Khí quyển chia thành bao nhiêu tầng khác nhau? Kể tên các tầng khí quyển?

Câu 4: Nhiệt độ không khí phân bố theo những yếu tố nào?

Câu 5: Khí áp là gì?

Câu 6: Nêu nguyên nhân thay đổi của khí áp?

Câu 7: Kể tên các loại gió chính trên Trái Đất?

Câu 8: Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?

Câu 9: Nêu nguyên nhân của sự thay đổi khí áp?

Câu 10: Gió địa phương bao gồm những loại gió nào?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Các đai khí áp trên Trái Đất được hình thành như thế nào?

Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất?

Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ không khí?

Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa áp cao và áp thấp?

Câu 5: Khí áp có sự khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất. Giải thích tại sao?

Câu 6: Trình bày sự khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão?

Câu 7: Các đai khí áp trên Trái Đất hình thành và phân bố như thế nào?

Câu 8: Những loại gió thường xuyên nào được sinh ra từ các đai khí áp trên Trái Đất?

Câu 9: Gió thường xuyên và gió mùa khác nhau ở đâu? Hãy phân biệt 2 loại gió này.

Câu 10: Ở khu vực bở Đông các đại dương chịu ảnh hưởng bởi gió Tây ôn đới. Phân tích tác động của gió Tây ôn đới đến khí hậu ở khu vực này?

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (8 câu)

Câu 1: Ở nước ta, vào mùa nóng bức người dân ở đồng bằng rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở những nơi có địa hình cao như Sa Pa và Đà Lạt. Giải thích tại sao?

Câu 2: Ngày 22/6 ở bán cầu Bắc tổng lượng bức xạ mặt trời lớn nhất, ngày dài nhất nhưng không phải là ngày nóng nhất trong năm? Giải thích tại sao?

Câu 3: Ở bán cầu Bắc sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm không đều theo các vĩ độ, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất không trùng hợp hoàn toàn với lượng bức xạ mặt trời. Giải thích tại sao?

Câu 4: Đối với nhiệt độ không khí tầng đối lưu; hơi nước, khí CO2 và các phần tử vật chất rắn có ý nghĩa như thế nào?

Câu 5: Vào thời kì Trái Đất ở xa mặt trời, nhiệt độ trung bình bán cầu Bắc cao hơn thời kì gần mặt trời. Giải thích tại sao?

Câu 6: Các vùng khô hạn trên Trái Đất được hình thành như thế nào?

Câu 7: Lượng mưa giữa Xích đạo và ôn đới, giữa Xích đạo và ôn đới hải hương có điểm gì khác nhau. Phân tích sự khác nhau đó.

Câu 8: Bão được hình thành như thế nào? Tại sao không có bão ở vùng Xích đạo?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập