I. KHÁI NIỆM ĐẤT VÀ VỎ PHONG HÓA
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá. Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì.
- Vỏ phong hoá là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài. Trong khi đó, đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá. Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đất là nguồn cung cấp các dưỡng chất cho thực vật có thể phát triển.
II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
- Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, tác động đến tính chất lí, hoá của đất.
- Khí hậu tác động tới sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Nhiệt độ và lượng mưa tác động đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất.
- Địa hình tác động tới sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
- Sinh vật tham gia vào quá trình phá huỷ đá, xác của sinh vật cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, ngoài ra sinh vật còn ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất.
- Thời gian hình thành đất được hiểu là tuổi đất.
- Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên, nhưng lại có vai trò quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi.