I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT
- Lịch sử hình thành Trái Đất gắn liền với hệ Mặt Trời. Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do lực hấp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là Mặt Trời, khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ lại thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất). Vào cuối thời kì vật chất ngưng tụ, khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay, quá trình tăng nhiệt bắt đầu diễn ra và dẫn đến sự nóng chảy của vật chất bên trong và sắp xếp thành các lớp.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VỎ TRÁI ĐẤT
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá: trầm tích, granit và badan. Thành phần hoá học chủ yếu là silic và nhôm.
- Vỏ Trái Đất chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti là mặt Mô-hô, ở độ sâu khoảng 40 – 60 km.
- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
+ Vỏ lục địa dày trung bình 35 km gồm ba tầng đá: trầm tích, granit, badan. Thành phần chủ yếu là silic và nhóm (sial).
+ Vỏ đại dương dày 5 – 10 km, chủ yếu là đá bazan và trầm tích (rất mỏng). Thành phần chủ yếu là silic và magiê (sima).
III. VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT
- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá:
+ Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của các quá trình địa chất.
+ Đá là tập hợp của một hay nhiều khoảng vật. Theo nguồn gốc, đá được chia thành ba nhóm:
- Đá macma với các loại: đá granit, đá badan,...
- Đá trầm tích với các loại: đá vôi, sa thạch,...
- Đá biến chất với các loại: đá gơnai, đá hoa, đá phiến...