I. CƠ CẤU KINH TẾ
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Các bộ phận kinh tế này có mối quan hệ tương đối ổn định theo một tỉ lệ nhất định.
– Cơ cấu kinh tế có thể phân thành:
+ Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối giữa chúng. Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế.
+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Cơ cấu lãnh thổ kinh tế cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế.
II. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA
- GDP là tổng giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Như vậy, GDP tỉnh theo lãnh thổ của quốc gia.
- GNI là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Như vậy, GNI tính theo quyền sở hữu của công dân một nước.
– GDP lớn hơn GN1 khi thu nhập của nhân tố nước ngoài sản xuất ở trong nước có giả trị lớn hơn so với thu nhập từ nhân tố trong nước sản xuất ở nước ngoài. GDP nhỏ hơn GNI khi thu nhập từ nhân tố trong nước sản xuất ở nước ngoài lớn hơn thu nhập của nhân tố nước ngoài sản xuất ở trong nước.