Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 6 KNTT bài 29: Virus

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1: Nên làm gì khi dẫm phải kim tiêm trên đường? 

Câu 2: Vì sao phải tiêm chủng nhiều lần (tiêm nhắc lại)? 

Câu 3: Tại sao virus có khả năng biến đổi và tiến hóa nhanh chóng? 

Câu 4: Tại sao một số virus gây ra những căn bệnh nghiêm trọng hơn so với những virus khác? 

Câu 5: Nêu các ứng dụng của virus trong thực tiễn. 

Câu 6: Thuốc trừ sâu từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hóa học. 

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Xử lý vết thương tại chỗ:
  • Nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể
  • Rửa ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương tự chảy trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
  • Sau đó, rửa kỹ lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
  • Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Những xét nghiệm cần làm: xét nghiệm máu, ngoài ra một số xét nghiệm khác như huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận.
  • Điều trị phơi nhiễm HIV
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt, không nên trễ quá 72 giờ.
  • Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 28 ngày. Thuốc điều trị là thuốc uống, sử dụng phối hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV
  • Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Xét nghiệm HIV lại sau 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ.

Câu 2: 

  • Vì với một số loại vaccine (như vaccine bất hoạt) thì một liều không đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhiều liều để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch nhiều hơn nhằm đạt hiệu quả miễn dịch bền vững. Ngoài ra, kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm đủ liều 1 loại vắc-xin có khả năng giảm dần theo thời gian, nếu không được tiêm chủng nhắc lại thì trẻ vẫn có thể mắc bệnh. Độ bền vững của kháng thể còn phụ thuộc vào bản chất của vắc-xin, công nghệ sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ thể.
  • Tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch tối đa cho cơ thể. Đặc biệt là cúm mùa vì virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên vắc-xin cúm hằng năm đều có sự thay đổi.

Câu 3: 

Virus có khả năng biến đổi và tiến hóa nhanh chóng do chúng có khả năng thay đổi di truyền gen trong quá trình sao chép.

Câu 4: 

Những căn bệnh nghiêm trọng mà virus gây ra phụ thuộc vào sự tương tác giữa virus, hệ miễn dịch của người nhiễm và tình trạng sức khỏe tổng thể của người nhiễm.

Câu 5: 

  • Trong sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất các chế phẩm sinh học như insuline (dùng để điều trị tiểu đường), inteferon (dùng để điều trị nhiễm virus và ung thư), và các loại vaccine.
  • Trong nông nghiệp: kiểm soát sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng. Các loại virus này có thể được áp dụng dưới dạng thuốc phun hoặc qua việc bổ sung virus vào hệ thống sinh thái cây trồng, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
  • Trong nghiên cứu gen: Công nghệ virus vector được sử dụng để chuyển đổi gen trong nghiên cứu sinh học và y học. Các virus vector có khả năng đưa các đoạn gen mới vào trong tế bào, giúp nghiên cứu các quá trình gen học và có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền.
  • Trong công nghệ mô phôi và trồng cây: Các virus có thể được sử dụng như một công cụ để truyền và chuyển đổi gen của các cây trồng, giúp tạo ra các cây trồng có tính chất đặc biệt như kháng bệnh, kháng sâu bọ hoặc năng suất cao hơn.
  • Trong xử lý nước và môi trường: Một số virus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nước và môi trường. Các virus này có thể được sử dụng trong công nghệ xử lý nước và các biện pháp xử lý môi trường khác.

Câu 6: 

So với thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu từ virut có một số ưu điểm sau :

  • Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây hại cho người, động vật và côn trùng có ích.
  • Virus được bao trong thể bọc nên có thể bảo quản, tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.
  • Dễ sản xuất, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối bài 29: Virus

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Virus là gì? 

Câu 2: Virus có kích thước như thế nào? Lấy ví dụ so sánh kích thước vi khuẩn với virus. 

Câu 3: Virus có mấy dạng? Lấy ví dụ. 

Câu 4: Nêu cấu tạo của virus. 

Câu 5: Virus có vai trò và ứng dụng như thế nào? 

Câu 6: Virus có thể gây bệnh cho đối tượng nào? Kể tên một số bệnh do virus gây ra. 

Câu 7: Nêu biện pháp phòng bệnh do virus gây ra. 

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Nói “virus là vật thể không sống” là đúng hay sai? Vì sao? 

Câu 2: So sánh virus và vi khuẩn. 

Câu 3: Quan sát hình sau và sắp xếp tên virus vào nhóm hình dạng của chúng. 

Câu 3: Quan sát hình sau và sắp xếp tên virus vào nhóm hình dạng của chúng.

Câu 4: Tại sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc? 

Câu 5: Virus tấn công cơ thể như thế nào? 

Câu 6: Virus có thể sống được bên ngoài cơ thể chủ không? 

Câu 7: Nguyên tắc hoạt động của vaccine chống virus là gì? 

Câu 8: Virus có thể lây từ người này sang người khác như thế nào? 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chú thích các thành phần của virus trong hình sau: 

 Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chú thích các thành phần của virus trong hình sau:

Câu 2: Trong các ví dụ sau, đâu không phải bệnh do virus gây ra:

  1. HIV/AIDS 2. SARS-CoV-2 3. Sởi              
  2. Mục trứng cá 5. Quai bị 6. Thương hàn
  3. Bệnh lỵ 8. Ngộ độc thực phẩm          

Câu 3: Em đã từng tiêm những vaccine phòng bệnh nào? Vì sao cần tiêm nhiều loại vaccine? 

Câu 4: Kể tên các loại virus có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài cơ thể vật chủ. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ