I. ĐA DẠNG NGUYÊN SINH
- Nguyên sinh vật đa số là những cơ thể đơn bào nhân thực có kích thước hiển vi.
- Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường
- Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo silic), hình thoi, hình giày (trùng giày),... hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình)
- Môi trường sống của nguyên sinh vật rất đa dạng. Nguyên sinh vật có thể sống ở các môi trường như nước, dưới đất, trong cơ thể.
II. VAI TRÒ CỦA NGUYÊN SINH VẬT
1. Vai trò trong tự nhiên
- Cung cấp oxygen cho cá động vật dưới nước
- Thức ăn cho các động vật lớn hơn
- Sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của của các loài động vật khác
2. Vai trò đối với con người
- Chế biến thành thực phẩm chức năng bổ úng dinh dưỡng cho con người như tảo xoắn Spirulina
- Làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm (ví dụ: chất tạo thạch trong tảo được chiết xuất để sử dụng làm đông thực phẩm như thạch)
- Dùng trong sản xuất: chất dèo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt
- Vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thảo và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.
III. MỘT SỐ BỆNH DO NGUYÊN SINH VẬT
Bệnh sốt rét |
Bệnh kiết lị |
|
Tác nhân gây bệnh |
Trùng sốt rét Plasmodium (B) |
Amip lị Entamoeba (B) |
Con đường lây bệnh |
truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi |
lây qua đường tiêu hóa |
Biểu hiện bệnh |
sốt, rét, người mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu |
đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói, ... |
Cách phòng tránh bệnh |
diệt muỗi, mắc màn khi ngủ, ... |
vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, ăn uống đảm bảo vệ sinh |
- Biện pháp ngắn chặn bệnh không chỉ đơn thuần chỉ ngăn không bị muỗi đốt mà phải là các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của muối, phát triển của muỗi như vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh