I. OXYGEN TRÊN TRÁI ĐẤT
- Oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất
- Các loại động vật, thực vật và con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen
- Cá và nhiều loài rong rêu hô hấp bình thường trong nước
- Nhiều loài giun, dế hô hấp được trong đất xốp
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TẦM QUAN TRONG CỦA OXYGEN
1. Tính chất vật lý của oxygen
- Ở điều kiện thường, oxygen ở thẻ khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khi.
- Oxygen hoá lỏng ở —183 °C, hoá rắn ở -218 °C. Ở thẻ lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt
2. Tầm quan trọng của oxygen
- Oxygen dùng cho bệnh nhân thở, dùng để đốt lửa sưởi ấm, dùng đốt đèn thắp sáng,...
III. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ
- Thành phần không khí gồm: 78% Nitơ, 21% oxi và 1% cacbon đioxit, hơi nước và các khí khác
IV. VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ
- Vai trò của không khí đối với sự sống:
+ Không khí giúp điều hoà khí hậu; bảo vệ Trái Đất: khi các thiên thạch rơi từ vũ trụ do cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.
+ Nitrogen trong không khí khi trời mưa dông có sấm sét chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen cần thiết cho cây trồng (dạng phân bón tự nhiên).
+ Oxygen cần cho sự hô hấp, sự cháy
+ Carbon đioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây
+ Hơi nước: hình thành các hiện tượng tự nhiên (như mây, mưa,...).
V. SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khi: xả rác bừa bãi, đốt rừng/cháy rừng, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ nhà máy/hoạt động sản xuất.
- Ô nhiễm không khí gây bệnh về hô hấp, gây mưa acid, giảm chất lượng đất, chất lượng nước...
2. Bảo vệ môi trường không khí
- Các việc em có thể làm để góp phần giảm ô nhiễm không khí: trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi, sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện...