I. VẬT LIỆU
- Các đồ vật thường được làm bằng các vật liệu như: gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,....
II. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU
1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu
Vật liệu |
Bóng đèn sáng hay không sáng? |
Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện |
Kim loại |
Sáng |
Dẫn điện |
Nhựa |
Không sáng |
Không dẫn điện |
Gỗ |
Không sáng |
Không dẫn điện |
Cao su |
Không sáng |
Không dẫn điện |
Thủy tinh |
Không sáng |
Không dẫn điện |
Gốm |
Không sáng |
Không dẫn điện |
2. Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
Vật liệu |
Chiếc thìa nóng hơn/lạnh hơn/không nhận thấy sự thay đổi? |
Vật liệu dẫn nhiệt tốt hay không? |
|
Khi nhúng vào nước nóng |
Khi nhúng vào nước đá |
||
Kim loại |
Nóng hơn |
Lạnh hơn |
Dẫn nhiệt tốt |
Sứ |
Không thay đổi |
Không thay đổi |
Không dẫn nhiệt tốt |
Nhựa |
Không thay đổi |
Không thay đổi |
Không dẫn nhiệt tốt |
Gỗ |
Không thay đổi |
Không thay đổi |
Không dẫn nhiệt tốt |
III. THU GOM RÁC THẢI VÀ TÁI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
Một số cách xử lí đồ dùng bỏ đi trong gia đình:
- Chai nhựa, chai thuỷ tỉnh, túi nylon: làm sạch và dùng lại nhiều lần.
- Quần, áo cũ: đem tặng cho các bạn HS vùng khó khăn, cắt may lại thành quần áo mới, vật dụng mới (khăn trải bàn, vỏ gối, tạp đề,...), làm đồ chơi như búp bê vải
- Đồ điện cũ, hỏng: liên lạc nhà sản xuất xem họ có thể nhận đồ cũ và tái chế không (máy sấy tóc, tủ lạnh, máy giặt,..). Mang đến các trung tâm thu gom đồ điện, điện tử để xử lí.
- Pin điện hỏng: tuyệt đối không vứt vào thùng rác vì pin điện chứa nhiều chất độc hại, chúng sẽ ngấm vào đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Cần mang đến các trung tâm thu gom pin để xử lí.
- Đồ gỗ đã qua sử dụng: đem tặng đổ cũ cho người nghèo, lấy gỗ để đóng thành các đồ mới đơn giản, làm củi (nếu gỗ đã cũ, mục).
- Giấy vụn: làm giấy gói, đóng góp kế hoạch nhỏ cho nhà trường, bán cho hàng đồng nát để tái chế.
- Phân loại rác dễ phân huỷ từ thức ăn, thu gom lại rồi dùng làm phân bón cho cây.