Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 29: Virus

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Virus là gì? 

Câu 2: Virus có kích thước như thế nào? Lấy ví dụ so sánh kích thước vi khuẩn với virus. 

Câu 3: Virus có mấy dạng? Lấy ví dụ. 

Câu 4: Nêu cấu tạo của virus. 

Câu 5: Virus có vai trò và ứng dụng như thế nào? 

Câu 6: Virus có thể gây bệnh cho đối tượng nào? Kể tên một số bệnh do virus gây ra. 

Câu 7: Nêu biện pháp phòng bệnh do virus gây ra. 

Bài Làm:

Câu 1:

Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sống.

Câu 2: 

  • Hầu hết virus đều có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử.
  • Ví dụ: Một vi khuẩn đường ruột có kích thước từ 2 đến 4 km, kích thước đó gấp ba lần loại virus lớn nhất và dài gấp 300 lần một virus cảm lạnh.

Câu 3: 

Virus có ba dạng chính: dạng xoắn (virus Ebola, virus cúm,...). dạng khối (virus HIV, virus bại liệt,...), dạng hỗn hợp (thể thực khuẩn T4, virus đậu mùa,...).

Câu 4:

Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein.

Câu 5: 

  • Virus có vai trò quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong y học và nông nghiệp. Trong y học, virus được sử dụng trong sản xuất vaccine. Chúng cũng được sử dụng để sản xuất nhiều chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein,...
  • Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu cho hiệu quả cao mà không gây ô nhiễm môi trường. Chúng còn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác góp phần tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất lượng cao, kháng bệnh tốt như giống bông kháng sâu hại, giống lúa "gạo vàng" có giá trị dinh dưỡng cao,....

Câu 6: 

  • Virus có thể gây bệnh cho người, động vật, thực vật, nấm và vi khuẩn.
  • Ở người, virus gây ra các bệnh như: thuỷ đậu, quai bị, viêm gan B, cúm,... Khoảng 90% các bệnh đường hô hấp ở người do virus gây ra.
  • Virus còn gây ra một số bệnh ở động vật như: tai xanh ở lợn; lở mồm long móng ở trâu, bò; cúm gia cầm,...
  • Ở thực vật, virus gây ra một số bệnh như: khảm ở cây đậu, xoăn lá cà chua,...
  • Các bệnh do virus gây ra dễ lây lan, trở thành dịch lớn gây thiệt hại nặng nề về sức khoẻ và kinh tế. Các virus ở vi khuẩn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính,...

Câu 7: 

  • Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine.
  • Vaccine dùng để phòng tránh nhiều bệnh lây truyền. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu.
  • Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen" trước với mầm bệnh (virus đã được làm yếu đi) và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.
  • Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cũng giúp phòng bệnh do virus.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối bài 29: Virus

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Nói “virus là vật thể không sống” là đúng hay sai? Vì sao? 

Câu 2: So sánh virus và vi khuẩn. 

Câu 3: Quan sát hình sau và sắp xếp tên virus vào nhóm hình dạng của chúng. 

Câu 3: Quan sát hình sau và sắp xếp tên virus vào nhóm hình dạng của chúng.

Câu 4: Tại sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc? 

Câu 5: Virus tấn công cơ thể như thế nào? 

Câu 6: Virus có thể sống được bên ngoài cơ thể chủ không? 

Câu 7: Nguyên tắc hoạt động của vaccine chống virus là gì? 

Câu 8: Virus có thể lây từ người này sang người khác như thế nào? 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chú thích các thành phần của virus trong hình sau: 

 Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chú thích các thành phần của virus trong hình sau:

Câu 2: Trong các ví dụ sau, đâu không phải bệnh do virus gây ra:

  1. HIV/AIDS 2. SARS-CoV-2 3. Sởi              
  2. Mục trứng cá 5. Quai bị 6. Thương hàn
  3. Bệnh lỵ 8. Ngộ độc thực phẩm          

Câu 3: Em đã từng tiêm những vaccine phòng bệnh nào? Vì sao cần tiêm nhiều loại vaccine? 

Câu 4: Kể tên các loại virus có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài cơ thể vật chủ. 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1: Nên làm gì khi dẫm phải kim tiêm trên đường? 

Câu 2: Vì sao phải tiêm chủng nhiều lần (tiêm nhắc lại)? 

Câu 3: Tại sao virus có khả năng biến đổi và tiến hóa nhanh chóng? 

Câu 4: Tại sao một số virus gây ra những căn bệnh nghiêm trọng hơn so với những virus khác? 

Câu 5: Nêu các ứng dụng của virus trong thực tiễn. 

Câu 6: Thuốc trừ sâu từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hóa học. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ