Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Kết nối bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không quay quanh trục thì hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất diễn ra như thế nào?

Câu 2: Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này. Giải thích tại sao?

Câu 3: Tại sao lại có sự khác nhau về độ dài ngày, đêm giữa hai điểm cực Bắc (Lũng Cú, vĩ độ 23°23' B), cực Nam (Đất Mũi, vĩ độ 8°34'B) nước ta?

Câu 4: Khi đi qua đường chuyển ngày quốc tế, ta cần tăng lên hay giảm đi một ngày lịch. Giải thích tại sao?

Câu 5: Ở nước ta vào lúc giữa trưa ngày 22/12 sẽ nhìn thấy Mặt Trời chếch về phía nam, giữa trưa ngày 22/6 chếch về phía bắc. Giải thích tại sao?

Bài Làm:

Câu 1:

Nếu Trái Đất chỉ chuyên động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra: Nếu giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đât vẫn có ngày, đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm.

Câu 2: 

Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này do:

- Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23°27′ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27′ N lên 23°27′ B. Trong vòng một năm, các địa điểm nội chí tuyến (trong đó có nước ta) đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 

- Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực không có hiện tượng này, do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 6633'. Để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23°27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027. 

Câu 3: 

- Vào mùa hạ, ở Lũng Cú có ngày dài hơn ngày ở Đất Mũi; vào mùa đông, ở Lũng Cú có đêm dài hơn đêm ở Đất Mũi. 

- Do khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất giao nhau tại Xích đạo, chia Xích đạo ra thành hai phần bằng nhau, tại đây quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau. 

- Càng xa Xích dạo về phía hai cực, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất càng xa nhau, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng nhiều. Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban ngày càng dài hơn thời gian ban ngày ở những vĩ độ gần Xích đạo. Vào mùa đông ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban đêm càng dài hơn thời gian ban đêm ở những vĩ độ gần Xích đạo.

Câu 4: 

Khi đi qua đường chuyển ngày quốc tế, ta cần tăng lên hay giảm đi một ngày lịch do: Theo cách tính giờ khu vực, trên Trái Đất lúc nào cũng có một khu vực giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Đó là đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm một ngày lịch cho phù hợp với thời gian nơi đến. 

Câu 5: 

Ở nước ta vào lúc giữa trưa ngày 22/12 sẽ nhìn thấy Mặt Trời chếch về phía nam, giữa trưa ngày 22/6 chếch về phía bắc do: Vị trí nước ta ở bán cầu Bắc. Mùa hạ, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời về chí tuyến Bắc, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/6; mùa đông, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời về chí tuyến Nam, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam ngày 22/12. Do vậy, về mùa hạ nhìn thấy Mặt Trời giữa trưa chếch về phía bắc, về mùa đông - chếch về phía nam.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Kết nối bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Nêu hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất?

Câu 2: Nêu các hệ quả của chuyển động tự quanh trục?

Câu 3: Nêu sự luân phiên ngày đêm của Trái Đất?

Câu 4: Nêu các hệ quả của chuyển động quanh Mặt Trời?

Câu 5: Trình bày nguyên nhân sinh ra các mùa của Trái Đất?

Câu 6: Quan sát dưới đây và trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Quan sát dưới đây và trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 7: Quan sát hình dưới đây và mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Quan sát dưới đây và trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Quan sát dưới đây và trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 8: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là gì?

Câu 9: Nêu những thời gian trong năm tất cả mọi địa điểm đều thấy Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Tại sao Trái Đất lại có sự luân phiên ngày đêm?

Câu 2: Trên thế giới có những quốc gia nào chung múi giờ với Việt Nam?

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ khu vực?

Câu 4: Tại sao hiện tượng ngày đêm dài bằng nhau tồn tại quanh năm ở Xích đạo?

Câu 5: Tại sao càng về cực Bắc vào ngày 22/6 thời gian ban ngày càng dài; càng về cực Nam vào ngày 22/12 thì thời gian ban ngày càng dài?

Câu 6: Chuyển động biểu kiến của mặt trời đến thời gian dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trong ngày Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân có tác động như thế nào?

Câu 7: Ở 2 bán cầu, ngày nào trong năm có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm dài nhất?

Câu 8: Tại sao ở vùng ôn đới mùa hạ ở bán cầu Bắc lại dài hơn bán cầu Nam?

Câu 9: Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa?

Câu 10: Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao hiện tượng chuyển động biểu kiến quanh Mặt Trời lại diễn ra?

Câu 2: Từ vòng cực về cực về cực có hiện tượng ngày dài 24 giờ. Giải thích tại sao?

Câu 3: Tại sao ở bán cầu Bắc, nhiệt độ trung bình về mùa hạ lại cao hơn bán cầu Nam?

Câu 4: Càng về phía cực, biên độ nhiệt năm càng lớn, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều. Giải thích tại sao?

Câu 5: Trái Đất có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau vào ngày nào và ở địa điểm nào?

Câu 6: Tại sao số ngày và số đêm có 24 giờ ở cực Bắc không bằng nhau?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập