2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Phân biệt nhũ tương, huyền phù với dung dịch?
Câu 2: Lấy ví dụ về khả năng tan của các chất.
Câu 3: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự tan của các chất.
Câu 4: Trong các chất sau, chất nào tan trong nước, chất nào khôngtan trong nước?
- Muối 2. Đường
- Dầu 4. Xăng
Câu 5: Lấy ví dụ về chất đồng nhất và chất không đồng nhất.
Bài Làm:
Câu 1:
- Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất và có màu trong suốt
- Huyền phù: hỗn hợp rắn - lỏng không đồng nhất và có màu
- Nhũ tương: hỗn hợp lỏng - lỏng không đồng nhất
Câu 2:
- Đường tan nhiều trong nước; muối ăn, bột nở tan khá nhiều; còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước.
- Rượu, giấm ăn là các dung dịch mà chất tan là các chất lỏng.
- Khi mở chai nước ngọt, ta thấy các bọt khí sủi lên. Đó là khí carbon dioxide đã hoà tan khi nén vào nước ngọt, giờ mới thoát ra.
Câu 3:
Cho từng thìa đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh, khuấy đều đến khi đường không tan được nữa. Ta thấy trong cốc nước nóng, đường tan nhanh và nhiều hơn so với trong cốc nước lạnh.
Câu 4:
- Chất tan trong nước: 1, 2
- Chất không tan trong nước: 3, 4
Câu 5:
- Chất đồng nhất: nước cất, nước muối, nước đường,...
- Chất không đồng nhất: nước bột sắn dây, nước cam, sữa,...