Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 16: Hỗn hợp các chất

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy ví dụ. 

Câu 2: Lấy ví dụ về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp. 

Câu 3: Dung dịch, huyền phù, nhũ tương là gì? 

Câu 4: Các chất có khả năng tan như thế nào? 

Câu 5: Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hòa tan của các chất như thế nào? 

Bài Làm:

Câu 1:

Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất: nước cất, thìa bạc, bình khí oxygen,...

Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau:Nước đường, nước cam, nước biển.

Câu 2: 

  • Chất tinh khiết:nước tinh khiết sôi ở 100 độ C, nóng chảy ở 0 độ C; oxygen hóa lỏn ở -183 độ C, hóa rắn ở -218 độ C
  • Khác với chất tinh khiết, tính chất của hỗn hợp thay đổi theo thành phần. VD: nước muối càng đặc thì khối lượng riêng càng nặng

Câu 3:

  • Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
  • Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...
  • Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác, ví dụ sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...

Câu 4: 

Các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch. Khi hoà tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi thì có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.

Câu 5:

  • Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.
  • Ngoài ra, quá trình hoà tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối bài 16: Hỗn hợp các chất

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân biệt nhũ tương, huyền phù với dung dịch? 

Câu 2: Lấy ví dụ về khả năng tan của các chất. 

Câu 3: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự tan của các chất. 

Câu 4: Trong các chất sau, chất nào tan trong nước, chất nào khôngtan trong nước?

  1. Muối 2. Đường
  2. Dầu 4. Xăng 

Câu 5: Lấy ví dụ về chất đồng nhất và chất không đồng nhất. 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Cho biết ở 20°C, 100 mL nước hoà tan được 204 g đường. Ở 100°C, 100 mL nước hoà tan được 487 g đường.Vậy với 250mL nước sẽ hòa tan được bao nhiêu g đường ở 20°C và 100°C. 

Câu 2: Để hòa tan đường vào nước nhanh hơn, ta nên sử dụng nước nóng hay nước lạnh? Giải thích. 

Câu 3: Khi hòa tan dầu và nước, ta thu được chất gì? 

Câu 4: Kể tên một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em. 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Làm thế nào để xác định thành phần của một hỗn hợp các chất không đồng nhất? 

Câu 2: Làm thế nào để tạo ra một hỗn hợp từ các chất riêng lẻ có các tính chất khác nhau và giữ cho nó ổn định? 

Câu 3: Tại sao việc kiểm tra và xác định tỷ lệ các thành phần trong một hỗn hợp quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y học và công nghiệp? 

Câu 4: Làm thế nào việc tạo ra các loại hỗn hợp có thể cải thiện tính chất lý học và hóa học của các chất thành phần? 

Câu 5: Thiết kế thí nghiệm chứng minh đường tan nhanh hơn trong nước nóng. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ