Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Chất tồn tại ở mấy thể? Nêu khái niệm và lấy ví dụ. 

Câu 2: Nêu cấu tạo hạt của chất. 

Câu 3: Nêu khái niệm sự đông đặc, sự nóng chảy, sự hóa hơi, sự ngưng tụ, sự bay hơi, sự sôi. 

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Các thể của chất: rắn, lỏng, khí
  • Thể rắn là dạng vật chất cứng trong cấu trúc và ít thay đổi về hình dạng cũng như khối lượng: Muối, đường,...
  • Thể lỏng là chất chảy tự do có thể tích không đổi có tính nhất quán: nước, sữa, dầu,..
  • Thể khí được mô tả như một trạng thái của vật chất khuếch tán tự do theo mọi hướng và lấp đầy toàn bộ không gian có sẵn, bất kể số lượng: SCF, O2, CO2,...

Câu 2:

  • Các chất đều được cấu tạo bởi các “hạt" vô cùng nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu biểu diễn các hạt này bằng các hình cầu, ta có thể mô tả các thể của chất một cách dễ dàng.
  • Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một vị trí cố định. Trật tự này thay đổi thì vật thể bị phá vỡ.
  • Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau.
  • Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó.

Câu 3: 

  • Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy.
  • Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc.
  • Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
  • Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hoá hơi. Khi sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi, khi xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Phân biệt sự nóng chảy và sự đông đặc. 

Câu 2: So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ. 

Câu 3: So sánh sự bay hơi và sự sôi. 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Khi mở lọ tinh dầu, phải một lát sau mới ngửi thấy mùi. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể khí? 

Câu 2: Dầu từ nhà máy, mỏ dầu được dẫn đến người tiêu dùng qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng? 

Câu 3: Nêu một số ứng dụng áp dụng tính chất của thể rắn, lỏng, khí. 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao buổi sớm mùa thu, mùa đông hay có sương mù? 

Câu 2: Tại sao nước có thể tồn tại ở ba trạng thái khác nhau là rắn, lỏng, khí?
Sự tồn tại của nước ở ba trạng thái khác nhau (rắn, lỏng và khí) có liên quan đến cấu trúc phân tử và sự tương tác giữa các phân tử của nó. 

Câu 3: Tại sao phơi quần áo ở nơi có nắng và gió thì quần áo khô nhanh hơn? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ