CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
BÀI 6: NGÔI SAO SÂN CỎ
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC
(19 CÂU)
Câu 1: Đâu là cách viết đúng của phần quốc hiệu trong báo cáo công việc?
- A. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
-
B. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- D. Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 2: Phần đầu báo cáo công việc bao gồm những thành phần nào?
- A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- B. Tên tổ chức.
- C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
-
D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tổ chức, địa điểm, thời gian viết báo cáo.
Câu 3: Bảng biểu trong báo cáo cần đáp ứng yêu cầu gì?
- A. Nhiều màu sắc.
- B. Nhiều cột thông tin.
-
C. Khoa học, đẹp mắt.
- D. Ít cột thông tin.
Câu 4: Phần cuối trong báo cáo công việc gồm những nội dung nào?
- A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
-
B. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
- C. Các công việc đã thực hiện.
- D. Thời gian, địa điểm viết báo cáo.
Câu 5: Phần cuối của báo cáo có họ tên và chữ kí của ai?
- A. Người tiếp nhận báo cáo.
- B. Người đọc báo cáo.
- C. Bất kì ai thuộc tổ chức được nhắc đến trong báo cáo.
-
D. Người đại diện tổ chức viết báo cáo.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thuộc phần cuối của báo cáo công việc?
- A. Tiêu đề.
- B. Người nhận.
-
C. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
- D. Nội dung báo cáo.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần chính của báo cáo công việc?
- A. Tiêu đề.
- B. Người nhận.
-
C. Tiêu ngữ.
- D. Nội dung báo cáo.
Câu 8: Đâu là tên tổ chức trong phần đầu của báo cáo công việc?
- A. Thành phố Hồ Chí Minh.
- B. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
-
D. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 9: Đâu là quốc hiệu trong phần đầu của báo cáo công việc?
-
A. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- B. Trường Tiểu Học Lam Sơn.
- C. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- D. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Câu 10: Báo cáo công việc dùng để làm gì?
- A. Ghi chép tên các thành viên thực hiện công việc.
- B. Ghi chép thành tích.
-
C. Ghi chép các công việc trong quá trình thực hiện.
- D. Ghi chép số liệu.
Câu 11: Đâu là tiêu ngữ trong phần đầu của báo cáo công việc?
- A. Ngày 28 tháng 5 năm 2024.
- B. Báo cáo kết quả thực hiện đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
-
C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
- D. Trường Tiểu Học Đoàn Thị Điểm.
Câu 12: Báo cáo công việc cần được trình bày như thế nào để dễ theo dõi?
- A. Trình bày theo bảng biểu.
- B. Trình bày theo sơ đồ tư duy.
-
C. Trình bày theo mục.
- D. Trình bày bằng những đoạn văn dài.
Câu 13: Nội dung dưới đây thuộc phần nào của báo cáo Kết quả thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam?
Đề nghị khen thưởng:
Thứ tự
Tên
Nội dung khen
1
Nguyễn Hoàng Anh
Đạt giải Nhất cuộc thi Vở sạch chữ đẹp cấp trường.
2
Điền Chính Quốc
Đạt giải Nhì trong hội diễn văn nghệ của trường.
- A. Phần đầu.
-
B. Phần chính.
- C. Phần cuối.
- D. Không phải nội dung thuộc báo cáo công việc.
Câu 14: Vì sao cần dùng bảng biểu trong báo cáo công việc?
- A. Bảng biểu là yêu cầu bắt buộc trong báo cáo.
-
B. Thông tin trình bày khoa học, dễ nhìn hơn.
- C. Báo cáo sẽ thú vị và đẹp mắt hơn.
- D. Thông tin trong báo cáo sẽ đa dạng hơn.
Câu 15: Phần in đậm trong ngữ liệu dưới đây là nội dung nào trong báo cáo công việc?
Kính gửi: Thầy Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Vĩnh Hội.
-
A. Người nhận báo cáo.
- B. Người viết báo cáo.
- C. Người thực hiện những công việc trong báo cáo.
- D. Người đề xuất ý kiến trong báo cáo.
Câu 16: Đâu là người nhận trong phần chính của báo cáo công việc?
- A. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- B. Thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
-
D. Thầy Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu Học Phan Bội Châu.
Câu 17: Khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ, em cần chú ý điều gì?
- A. Viết theo yêu cầu của tổ chức.
-
B. Cần viết đúng theo quy định và đúng chính tả.
- C. Viết theo sở thích cá nhân.
- D. Viết theo quy định của trường học.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần mở đầu của báo cáo công việc?
- A. Quốc hiệu.
-
B. Tiêu đề.
- C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
- D. Tiêu ngữ.